Tin tức - sự kiện
Các trang chính

Tin tức - sự kiện
Hội Lưu Học sinh [87]
Tin tức VN [12]
Tin tức CHLB Nga [13]
Đời sống, SK [27]
Văn hoá, thể thao [6]
Khoa học KT [8]
Pháp luật [1]
Sinh nhật [24]
Chia buồn [5]
Tin tức khác [5]

tìm theo thời gian
«  Октябрь 2005  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31

Truy cập

Tìm theo từ khoá

Thăm dò ý kiến
Thành lập báo Điện tử

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 46


» 2005 » Октябрь » 12 » Bộ trưởng Giáo dục gặp gỡ doanh nhân trẻ
Bộ trưởng Giáo dục gặp gỡ doanh nhân trẻ

Tại TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu giữa Bộ trưởng GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân với hơn 200 doanh nghiệp trẻ của gần 40 tỉnh, thành trên cả nước nhân ngày Doanh nhân VN 13/10.

- Doanh nghiệp phê bình: "SV tốt nghiệp không đủ khả năng làm việc"
- Bộ trưởng thẳng thắn "Việc này có một phần lý do từ chính doanh nghiệp.
- Doanh nhân đề nghị "dạy văn hóa, đạo đức doanh nhân trong nhà trường"
- Bộ trưởng khẳng định "có nhiều cách làm thiết thực hơn là đưa vào chương trình giảng dạy".

Dạy "đạo đức doanh nhân" trong nhà trường.

Buổi giao lưu mở đầu với bức thư của một cựu sinh viên gửi các nhà doanh nhân trẻ với với câu hỏi: “Doanh nhân, anh, chị là ai?”.

Người viết đặt vấn đề: xã hội bây giờ không còn gọi những từ như “con buôn”, “phe phẩy” mà gọi doanh nhân là “nhà đầu tư”, “nhà doanh nghiệp”… Vậy thì, anh, chị nghĩ như thế nào về đạo đức doanh nhân? Xã hội nghĩ như thế nào về anh, chị?

Lá thư gửi gắm tới các doanh nhân “góp phần làm xã hội phồn vinh” mà không quên “xây dựng văn hoá đạo đức doanh nhân”.

Bàn về vấn đề này, các doanh nghiệp trẻ cho biết: nếu văn hoá doanh nhân, đạo đức doanh nhân được đề cập đến ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ thiết thực hơn rất nhiều.

Điều này góp phần thanh lọc đời sống kinh tế mà đồng tiền có một phần ảnh hưởng. Thực tế, môn học đạo đức từ lớp một tới lớp 12, không có một bài nào giáo dục điều này. Việc giáo dục tinh thần làm giàu cho đất nước cũng là bài học quan trọng nên có trong chương trình giảng dạy. Bởi thực tế, khi tuyển nhân sự là SV mới ra trường rất khó chọn lựa. Ngoài lý do nghiệp vụ yếu (nhưng có thể nâng cao được trong quá trình làm việc), còn có lý do các bạn trẻ thiếu tự tin và có khi chưa hiểu đúng về vai trò doanh nghiệp.

Trên 70% SV chọn ngành kinh tế cho rằng đây là nghề sẽ… hái ra tiền, dễ xin việc mà không hề hiểu rõ khó khăn của người làm kinh tế. Vì thế, cùng với khả năng được đào tạo chưa sâu sát, gặp thực tế khó khăn họ rất dễ nản và chịu sự đào thải khắc nghiệt. Một phần nguồn gốc là do chưa có sự trang bị kỹ càng về kiến thức lẫn ý thức.

“Tại sao không thổi vào tâm hồn các em khát vọng làm giàu cho đất nước ngay từ bé? Nên chăng có những hình ảnh doanh nhân mẫu mực để các em noi theo bên cạnh hình ảnh những anh hùng, nhà giáo, bác sĩ…” là ý kiến của Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ của một tỉnh. Theo anh, xây dựng hình tượng có tác động rất lớn vào sự học hỏi của HS.

SV xa rời thực tế: có lỗi của doanh nghiệp.

Tại buổi giao lưu, điệp khúc "trình độ SV ra trường không đáp ứng đủ điều kiện công việc; thậm chí không ít SV ra trường với vài tấm bằng và chứng chỉ nhưng vẫn ngơ ngác khi vào công ty" liên tục được nhắc tới.

Trước những bức xúc này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn, hiện tương này có một phần lý do từ các doanh nghiệp. Hầu hết, doanh nghiệp đều ngại đón nhận SV vào thực tập.

"Tại sao chúng ta không phát động từ 20% doanh nghiệp nhận SV vào thực tập, rồi tới 50% doanh nghiệp, tới 100% doanh nghiệp mở cửa đón SV thực tập… Như thế, các em sẽ không “xa rời thực tế” và bớt bỡ ngỡ khi vào làm việc”.

Còn việc đưa vào chương trình giảng dạy những bài học đạo đức doanh nhân, những hình tượng doanh nhân, những ước muốn làm giàu là vấn đề lâu dài.

Để giáo dục HS, SV ý thức đó, có những cách làm thiết thực khác như: tổ chức ngoại khoá nói chuyện trao đổi với chính các doanh nghiệp, mở những cuộc thi tìm hiểu… Ở những môi trường như thế là cách gần nhất, nhanh nhất để các em hiểu và ý thức về doanh nghiệp.

Thực tế, đã có cuộc thi như “Thắp sáng tài năng kinh doanh”, có tác động, ảnh hưởng khá mạnh trong các trường đại học nhưng một vài cuộc thi sẽ như muối bỏ bể nếu nói đến việc đào tạo ra những doanh nhân tương lai. Bộ trưởng GD-ĐT nhìn nhận, cạnh tranh quốc tế của Việt Nam là cạnh tranh không cân sức. "Không thể cạnh tranh bằng vốn vay mà phải phát huy lợi thế về nhân lực, về chi phí lao động thấp…".

Tại buổi giao lưu, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam Phương Hữu Việt đã ký kết hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực đầu vào cho doanh nghiệp.

Trao đổi này góp phần thúc đẩy mối liên hệ giữa các cơ sở đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhằm hướng tới mục tiêu tới năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp (hiện nay là 230.000).

Hiện tại, Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị cho hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Dự kiến, hội thảo sẽ diễn ra vào tháng 12.

Kế hoạch tuyên dương các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã hỗ trợ hát triển giáo dục trong thời kỳ 1990 - 2006 dự kiến thực hiện trong tháng 11 tới.

Theo VNN

Thể loại: Tin tức VN | Số lượt xem: 872 | Người bổ xung: mc3 | Thời gian:
Всего комментариев: 0
Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
 
 
Хостинг от uCoz