Tin tức - sự kiện
Các trang chính

Tin tức - sự kiện
Hội Lưu Học sinh [87]
Tin tức VN [12]
Tin tức CHLB Nga [13]
Đời sống, SK [27]
Văn hoá, thể thao [6]
Khoa học KT [8]
Pháp luật [1]
Sinh nhật [24]
Chia buồn [5]
Tin tức khác [5]

tìm theo thời gian
«  Август 2006  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031

Truy cập

Tìm theo từ khoá

Thăm dò ý kiến
Thành lập báo Điện tử

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 46


» 2006 » Август » 26 » Nhà dịch thuật nhiều và nhanh nhất Việt Nam
Nhà dịch thuật nhiều và nhanh nhất Việt Nam

Ông Lê Khánh Trường sinh năm 1942 ở tỉnh Hà Nam. Từ thuở nhỏ đã hình thành trong ông ý chí học tập không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi.

Kết quả năm nào Lê Khánh Trường cũng là học sinh giỏi toàn diện. Năm 1963, ông thi đỗ vào khoa Nga văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhà nghèo, cuộc sống khó khăn, phải vừa học vừa làm, nhưng chỉ sau một năm ông không những bắt kịp bạn bè mà còn trở thành sinh viên xuất sắc và tốt nghiệp thủ khoa.

Trong thời gian giảng dạy tại khoa Nga, ông đã biên soạn “giáo trình học tiếng Nga”, đây là giáo trình chính thức dạy thay cho giáo trình của các chuyên gia Nga. Ba năm sau, ông trở thành chủ nhiệm bộ môn trẻ nhất khoa Nga lúc bấy giờ.

Lê Khánh Trường trở nên nổi tiếng bởi ông là một dịch giả xuất sắc, nhanh và nhiều nhất Việt Nam. Ông đã dịch rất nhiều truyện của Nga, từ “Đoạn đầu đài” của Aimatôp, dày hơn 550 trang chỉ trong 10 ngày, “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” của Xemiônốp, dày 300 trang trong 10 ngày, “Bác sĩ Zhivago” của Pastermac (tác phẩm đoạt giải Nobel) dày 900 trang trong 60 ngày...

Ông còn dịch rất nhiều tác phẩm khác như: Ngày dài hơn thế kỷ, Trò chơi, Muối của đất… Cũng trong thời gian này, ông đã biên soạn “Từ điển thành ngữ Nga - Việt”, một loại sách rất khó biên soạn. Công trình của ông đã được Hội Khoa học đánh giá cao và được Đài truyền hình Liên Xô tới ghi âm, ghi hình.

Bên cạnh việc dịch truyện từ năm 1970 - 1980, ông đã dịch một khối lượng tư liệu khổng lồ: 50 cuốn về triết học, sử học, xã hội học, văn học, kinh tế, khảo cổ… Trong số này có rất nhiều tài liệu khó, ngôn ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ khoa học.

Năm 1983, trong vòng một năm ông đã dịch toàn bộ sách kinh tế gồm 50 quyển do Viện Hàn lâm Kinh tế quốc dân Liên Xô tặng Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Đây là một việc làm không thể tin vì nếu chỉ viết lại cũng khó mà hoàn thành, huống hồ ông vừa giảng dạy, vừa là dịch giả chính của Trường Quản lý Kinh tế Trung ương, vừa dịch văn học, thật khó có đủ sức lực và thời gian hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ như vậy, trong khi hoàn toàn chỉ viết bằng tay.

Năm 54 tuổi, Lê Khánh Trường bắt đầu học tiếng Hoa, và với môn học này ông lại lập một kỷ lục mới: sau 3 tháng học tiếng Hoa, ông đã dịch bộ sách rất khó là “Địa lý toàn thư” của Lưu Bá Ôn. Một ngày ông dành 15 tiếng để học, trong quá trình học, ông tiến hành dịch các tác phẩm tiếng Hoa. Ông đã dịch một khối lượng khổng tác phẩm tiếng Hoa về văn học, y học, chính trị, xã hội… Đặc biệt, thêm một kỷ lục nữa dành cho Lê Khánh Trường đó là người biên soạn cuốn Từ điển Tục ngữ Trung Quốc đầu tiên ở Việt Nam.

Vietnam Records Books

Thể loại: Văn hoá, thể thao | Số lượt xem: 745 | Người bổ xung: lhs82-83 | Thời gian:
Всего комментариев: 0
Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
 
 
Хостинг от uCoz