Tin tức - sự kiện
Các trang chính

Tin tức - sự kiện
Hội Lưu Học sinh [87]
Tin tức VN [12]
Tin tức CHLB Nga [13]
Đời sống, SK [27]
Văn hoá, thể thao [6]
Khoa học KT [8]
Pháp luật [1]
Sinh nhật [24]
Chia buồn [5]
Tin tức khác [5]

tìm theo thời gian
«  Август 2006  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031

Truy cập

Tìm theo từ khoá

Thăm dò ý kiến
Khi đóng góp ý kiến

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 29


» 2006 » Август » 27 » Thông điệp từ nước Nga
Thông điệp từ nước Nga

Hội nghị Thượng đỉnh G8 diễn ra tại thành phố St. Peterburg rõ ràng đã đem lại cho Nga một vị thế mới, bất chấp những bất đồng giữa Nga và phương Tây ở hầu hết các vấn đề nhạy cảm.

Để tránh những chủ đề rắc rối có thể làm cho không khí hội nghị trở nên căng thẳng, Nga đã cố gắng thu xếp để cho chương trình nghị sự tập trung vào ba vấn đề chính là : An ninh năng lượng quốc tế, phòng chống bệnh truyền nhiễm và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuyên bố về an ninh năng lượng là một bản kế hoạch hành động trong lĩnh vực năng lượng, với những biện pháp quan trọng như nâng cao tính minh bạch, khả năng dự báo và sự ổn định của các thị trường năng lượng thế giới; cải thiện môi trường đầu tư trong khu vực năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

Trong khi giá dầu mỏ và khí đốt liên tục tăng và nhu cầu tiêu thụ loại năng lượng này ngày càng lớn, nước Nga đang giành lợi thế rất lớn bởi Nga là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới, sản xuất tới 65% lượng khí đốt toàn cầu. Với tư cách Chủ tịch G8, Tổng thống Putin đã khéo léo chọn vấn đề tạo dựng hệ thống an ninh năng lượng toàn cầu làm một trong ba vấn đề chính của hội nghị. Suốt từ đầu năm 2006 đến nay, các nước phương Tây đã tập trung chỉ trích Nga về chính sách độc quyền trong khai thác, vận chuyển dầu khí. “Cuộc chiến khí đốt” giữa Nga và Ucraina và những trục trặc trong việc cung cấp khí đốt cho Tây Âu những ngày đầu năm đã tạo ra sự lo lắng từ các đối tác được Nga cung cấp khí đốt.

Trong chuyến thăm vùng Bantích tháng 4 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Đích Chêny đã lớn tiếng cáo buộc Nga sử dụng dầu khí để “ngăn cản phong trào dân chủ" ở các nước láng giềng. Trong khi các nước phương Tây coi quyết định của Công ty Gazprom tăng giá bán khí đốt cho Ucraina và một số nước láng giềng khác là sự "ức hiếp" của Nga, thì Nga lại coi đó là một phần "trò chơi" tư bản mà các nước phương Tây lâu nay vẫn cổ vũ Nga tham gia.
Khi cho rằng chính quyền Nga đang thực thi các chính sách “độc tài", vi phạm dân chủ, nhân quyền, đã có những chính khách từ bên kia bờ Đại Tây Dương đòi khai trừ Nga ra khỏi G8, thậm chí đòi Tổng thống Mỹ Bush tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại St. Peterburg. Ngay trước thềm hội nghị, trong cuộc giao lưu trực tuyến trên 4 mạng trong và ngoài nước, Tổng thống V. Putin tuyên bố rằng, không có ai có quyền can thiệp vào quyết định của Nga sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Đó là quyền của mỗi dân tộc.

Cũng trong cuộc giao lưu trực tuyến này, trả lời những băn khoăn về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền ở Nga, Tổng thống Putin đã nói rằng, nếu mở những bài báo của phương Tây cách đây một thế kỷ nói về “khai phá văn minh”, và thay vào đó là cụm từ "dân chủ nhân quyền" thì thực chất chẳng khác gì nhau. Điều đó chứng tỏ nó chỉ là con bài mà người ta hay áp đặt cho người khác mà thôi. Gần đây, người ta thấy Nga rất tự tin khi dứt khoát không chấp nhận các biện pháp trừng phạt cứng rắn do Mỹ đề nghị áp đặt đối với CHDCND Triều Tiên, Iran, Chính phủ Palestin do Hamas lãnh đạo, Xyri hay Xuđăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người ta thấy Nga vẫn tỏ ra mềm dẻo trong các vấn đề quốc tế, chẳng hạn như chấp nhận gây sức ép ngoại giao đối với các nước trên và tiếp tục ủng hộ xây dựng các mối quan hệ đối tác với Mỹ và các nước phương Tây.

Với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức từ 6% - 7%/năm kể từ năm 1999, Nga đã vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới với khoản dự trữ ngoại tệ ở mức 250 tỉ USD, thặng dư ngân sách luôn ở 7% và thặng dư thương mại đạt tới 120 tỉ USD. Hiện tại, giới ngoại giao phương Tây hay đề cập tới sự trở lại của Nga trên trường quốc tế, đặc biệt là khu vực Trung Đông, và vai trò trung gian không thể thay thế được trong việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Quyết định của Nga xóa khoản nợ 700 triệu USD cho các nước nghèo cũng chứng tỏ uy tín ngày càng tăng của Matxcơva. Việc Nga thể hiện quan điểm độc lập trước những vấn đề quốc tế, đặc biệt Nga không ủng hộ việc Mỹ đơn phương đưa quân vào Irắc, hay việc Nga đã sử dụng hiệu quả sức mạnh của mình trong tư thế là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới và đứng đầu thế giới về nguồn khí đốt, không làm cho các đối tác G8 hài lòng.

Cuộc chiến dành ảnh hưởng trong không gian hậu Xô viết vẫn diễn ra rất quyết liệt với làn sóng cách mạng màu sắc. Rồi việc NATO tiến sát tới biên giới phía Tây của nước Nga, việc gây khó dễ cho một nền kinh tế lớn như Nga gia nhập vào WTO, tất cả đều thể hiện chiến thuật kềm chế Nga trở lại trong vai trò một cường quốc. Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G8, Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Mỹ G. Bush đã có cuộc gặp không chính thức. Hai nguyên thủ thảo luận về các ưu tiên mà Nga đặt ra: An ninh năng lượng, phòng chống và đối phó các bệnh lây nhiễm, vấn đề giáo dục và những giá trị của thế hệ trẻ. Vấn đề Nga gia nhập WTO cũng nằm trong chương trình đàm luận vì Mỹ là quốc gia duy nhất mà Nga chưa hoàn tất vòng đàm phán song phương trong khuôn khổ các cuộc thương lượng để gia nhập tổ chức này.

Với tư cách là chủ nhà, Tổng thống Nga V.Putin đã thành công trong việc xác lập vai trò mới nổi lên của LB Nga: Nga là một cường quốc, đứng ngang hàng các cường quốc công nghiệp khác…

Thành công của hội nghị là thành công của nước chủ nhà trong việc lựa chọn chủ đề và tổ chức. Nhưng qua hội nghị này người ta thấy mục tiêu tổ chức hội nghị của nước Nga không chỉ là thống nhất quan điểm giữa các cường quốc về các vấn đề quốc tế nóng bỏng. Nó chứng tỏ một tư thế mới của nước Nga trên trường quốc tế.

(Theo TT)

Thể loại: Tin tức CHLB Nga | Số lượt xem: 1059 | Người bổ xung: mc3 | Thời gian:
Всего комментариев: 0
Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
 
 
Хостинг от uCoz