Tin tức - sự kiện
Các trang chính

Tin tức - sự kiện
Hội Lưu Học sinh [87]
Tin tức VN [12]
Tin tức CHLB Nga [13]
Đời sống, SK [27]
Văn hoá, thể thao [6]
Khoa học KT [8]
Pháp luật [1]
Sinh nhật [24]
Chia buồn [5]
Tin tức khác [5]

tìm theo thời gian
«  Сентябрь 2006  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930

Truy cập

Tìm theo từ khoá

Thăm dò ý kiến
Tính năng của Web-site

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 48


» 2006 » Сентябрь » 15 » Cội nguồn hằn thù sắc tộc ở Nga
Cội nguồn hằn thù sắc tộc ở Nga

Mối thù ghét sắc tộc ẩn trong xã hội Nga mãnh liệt đến mức bất cứ một hành động nào cũng có thể khiến nó bùng lên. Ở một thị trấn nhỏ và yên tĩnh cách Matxcơva 900 km về phía bắc, mới xảy ra ẩu đả.

Hai người Nga chết sau vụ đánh lộn bên ngoài quán bar Seagull và thế là cơn sóng bạo lực bắt đầu. Cái chết của họ do những người đến từ Azerbaijan và Chechnya gây ra, đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình đầy giận dữ đêm 2/9, nhấn chìm cả thị trấn, kéo theo hàng loạt vụ bạo lực và cướp phá.

Nhiều nhóm thanh niên, đầu nóng bừng vì tức giận và rượu, đã châm lửa đốt câu lạc bộ Seagull - cơ sở do người gốc Azerbaijan làm chủ. Kế đó họ tấn công một loạt mục tiêu có chọn lọc: nhà và cửa hàng của những người gốc Kavkaz, hầu hết là người Chechnya.

Họ phá hủy những cửa hàng tạm ở các ngôi chợ ngoài trời, ném đá vào cửa sổ khu chung cư, lật đổ và đốt xe hơi, ki ốt, cướp phá hai cửa hàng và đốt một cửa hàng đang xây dựng nữa.

Hàng chục người dân thị trấn mang gốc gác Chechnya, Azerbaijan và Gruzia đã phải tháo chạy trong đêm đó. Cho đến nay vẫn còn 49 người đang ở tạm trong một khu du lịch gần thủ phủ của tỉnh, không dám về nhà.

"Họ phải xéo đi", Denis Doronin, 19 tuổi, nói và cho biết là đã tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực tuần trước ở thị trấn Kondopoga. "Họ từ nước khác đến đây và cư xử như thể những ông vua vậy".

Nga đang chứng kiến sự trỗi dậy của làn sóng bài ngoại trong mấy năm trở lại đây, thể hiện từ những hành vi bạo lực nhỏ tới giết người, thậm chí tới việc đánh bom cả một ngôi chợ ở Matxcơva khiến 12 người thiệt mạng. Thủ phạm trong vụ này là 3 sinh viên người Nga.

Nhưng vụ việc ở Kondopoga còn cho thấy một mức độ lớn hơn nữa của mối hằn thù dân tộc, vượt ra ngoài những hành động lẻ tẻ kiểu phát xít mới. Vụ việc này liên quan đến cả một cộng đồng dân cư, diễn ra 15 năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã.

"Đấu tranh giai cấp đang chuyển thành đấu tranh sắc tộc", Viktor A. Shnirelman, một nhà nhân chủng học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, người đang viết một cuốn sách về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhận xét. "Điều này thật nguy hiểm".

Căng thẳng về sắc tộc ở Nga được hun đốt bởi tư tưởng phân biệt chủng tộc sẵn có trong lòng một số người nước này, họ gọi những người đến từ vùng Kavkaz là "mọi đen", có khi coi đó là ngôn ngữ nói chuyện bình thường. Nó phản ánh sự đối chọi ngày càng mạnh mẽ với những lao động nhập cư, không khác gì xu hướng đang diễn ra ở các nước châu Âu và Mỹ hiện nay.

Cảnh sát ở Kondopoga đã bắt hơn 100 người, trong đó có những kẻ bị tố cáo đã giết người trong quán bar. Nhưng ông Sergei L. Katanandov, tỉnh trưởng Karelia - nơi có thị trấn Kondopoga, cho rằng nguyên nhân tội lỗi không phải của những băng nhóm bạo lực, mà từ những người thiểu số kia.

"Thái độ và cư xử của một số người đến từ vùng Kavkaz - tôi không nói tất cả nhưng rõ ràng là có một số - đã vượt quá giới hạn", ông phát biểu trên tờ Izvestia.

Không rõ bao nhiêu người nhập cư hoặc có gốc gác nơi khác đã phải chạy trốn khỏi Kondopoga, nhưng ngoài 49 người Chechnya đang ẩn náu nói trên, còn nhiều người khác phải ở nhờ nhà họ hàng. Họ lên các taxi và bỏ chạy ngay sau khi phát ngôn viên của nhóm biểu tình đầu tiên tuyên bố những người đến từ nơi khác phải rời đi trong vòng 24 giờ.

Thực ra, người Chechnya đến Kondopoga chỉ là để tìm kiếm việc làm và an toàn. Một người tên là Hamzat Magamadov cho hay anh đến thị trấn này theo chị gái. Chị anh đã lấy một người chồng Nga và sống ở Kondopoga sau khi cuộc chiến đầu tiên ở Chechnya kết thúc năm 1994. Từ đó đến nay Hamzat vẫn sống thanh bình, cho dù đôi lúc cũng cảm thấy sự căng thẳng ẩn giấu.

"Họ gìm mối bực tức trong lòng", anh nói. "Sau hai lần chiến tranh, có thể họ không nói cho chúng tôi biết, nhưng cuối cùng họ đã bộc lộ ra".

Cũng như vô số người nhập cư đến Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, lao động nhập cư đến và trở thành người buôn bán, họ dựng các cửa hàng để làm ăn trong một nền kinh tế mới của Nga. Một số người tích lũy đủ để xây cả cửa hàng to - những tòa nhà giờ đây đã biến thành đen đúa với những vết cháy nham nhở ở Kondopoga.

Thành công về kinh tế của những người nhập cư là lý do nảy sinh thái độ bài ngoại, thậm chí cả những quan chức chính quyền cũng lên tiếng bày tỏ thái độ. Chính trị gia theo tư tưởng dân tộc hàng đầu của nga Vladimir V. Zhirinovsky từng tuyên bố rằng người nhập cư không nên được phép làm chủ chợ, khách sạn, nhà hàng và quán bar.

"Nhà hàng và các cửa hiệu bán lẻ cần phải do người địa phương làm chủ", ông nói trên đài phát thanh sau vụ việc ở Kondopoga. "Nếu không, xô xát với dân địa phương là không thể tránh khỏi".

Quan điểm đó được thể hiện rõ ràng ở Kondopoga, một thị trấn có 37.000 dân và một nhà máy bột giấy cỡ lớn. Sinh sống ở thị trấn và vùng ngoại ô hầu hết là người Nga, và một số ít người Kareli và Phần Lan. Theo điều tra dân số năm 2002, chỉ 1% dân số ở đây có gốc Kavkaz, nhưng họ lại là tâm điểm của những lời phàn nàn chỉ trích về tình trạng tội phạm, đặc biệt là về bất bình đẳng kinh tế.

Bên ngoài căn hộ của một gia đình người Chechnya với những cửa sổ đã vỡ nát vì bị ném đa, một phụ nữ nhiều tuổi người Nga tên là Valentina Ivanova nói rằng mâu thuẫn và ghen ghét là chất xúc tác trong những cơn giận dữ của người bản địa đối với người nhập cư.

"Họ hoàn toàn kiểm soát giá cả ở chợ", bà nói về người Chechnya. "Họ mua sạch khoai tây ở Karelia. Khoai tây là bánh mì thứ hai của chúng tôi. Thế mà họ mua với giá 7 rúp, rồi đem bán 15 rúp. Họ không thèm lao động. Họ chỉ đầu cơ thôi".

"Chúng tôi thì thất nghiệp", bà nói thêm.

Kondopoga cho đến hôm nay vẫn rất căng thẳng. Những cửa hàng hư hại chưa được sửa. Các gian hàng trong chợ ngoài trời vẫn trống trơn. Những gia đình trốn chạy còn quá sợ hãi chưa dám về. "Chúng tôi chạy tị nạn cuộc chiến tranh, và giờ lại phải tị nạn nữa", một người đàn ông Chechnya tên là Taikhinneki nói. "Chúng tôi có lỗi chỉ vì chúng tôi là người Chechnya".

Chị Oksana N. Boganova là người Nga làm việc cho một trong các cửa hàng của người Azerbaijan bị đốt phá hồi tuần trước. Cửa hàng đã hoạt động lại và thuê thêm vệ sĩ sau nhiều ngày đóng cửa. Boganova buồn lòng vì những gì đã xảy ra và lo sợ không biết cái gì sẽ đến.

"Tôi không biết nên sợ ai bây giờ", chị nói, "sợ người gốc Nga hay sợ người gốc khác?".

(theo NYT)

Thể loại: Tin tức CHLB Nga | Số lượt xem: 791 | Người bổ xung: lhs82-83 | Thời gian:
Всего комментариев: 0
Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
 
 
Хостинг от uCoz