Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Khi đóng góp ý kiến

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 29


» Thể loại  » Thương mại

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

Thương hiệu "Doanh nhân LHS"

Thương hiệu "Doanh nhân LHS"
Nhân ngày doanh nhân Việt nam 13/10, lại bị Ban biên tập dí bài, tôi đành liều mạng chia sẻ cùng các bạn những suy nghĩ của mình mà bấy lâu để dành chưa có dịp nói ra.

Từ năm 2004, Nhà nước đã chọn ngày 13-10 làm "Ngày Doanh nhân Việt Nam"- như một sự khẳng định chính thức vị trí của tầng lớp mới này trong xã hội. Và doanh nhân chúng ta bây giờ đã có thể tự hào nói “tôi là doanh nhân, tôi là ông chủ, tôi là giám đốc Cty...” mà không cần tránh né, ẩn mình như chỉ cách đây ít năm. Hôm nay, vị trí của doanh nhân, doanh nghiệp trong xã hội nước ta cũng đã khác. Nhà nước và xã hội đều đang nhìn doanh nhân, doanh nghiệp với con mắt trìu mến hơn. Hình ảnh doanh nhân, doanh nghiệp trên báo chí chân thực hơn, sáng rõ hơn và đẹp hơn nhiều. Định kiến giảm đi đáng kể, trong khi sự quý trọng, ủng hộ tăng lên theo nhịp phát triển của thị trường và nhu cầu của xã hội.

Nói đến doanh nhân là ta liên tưởng đến “entrepreneur”- người khởi sự doanh nghiệp. Theo tôi họ không chỉ là người kinh doanh, mua đi bán lại, trao đổi, luân chuyển hàng hóa, mà còn là những người tạo ra sản phẩm và mang những giá trị vật chất đó đến với người tiêu dùng, và xã hội. Người ta thường nói, kinh doanh "1 vốn 4 lời", nhưng có mấy ai biết rằng, để có được 1 đồng lời, doanh nhân đó phải trải qua 1001 khó khăn. Con đường gian truân đó cũng gập ghềnh như chính cái tên vừa được thừa nhận "doanh nhân".

Trong số doanh nhân LHS 82-83 chúng ta - chỉ đi vào chi tiết các bạn là doanh nhân theo nghĩa hẹp, là các chủ doanh nghiệp, là những người bỏ vốn và tham gia quản lý trực tiếp tại các doanh nghiệp của mình - theo con số thống kê chưa đầy đủ, phần nhiều vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, (xem DS tại đây) nhưng chúng ta đã bắt đầu có những tên tuổi phát triển lên quy mô lớn hơn, và đã có nhiều điển hình thành công của doanh nghiệp quy mô khác nhau, hoạt động trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, trong nước và quốc tế. Gắn với những doanh nghiệp đó là những doanh nhân Việt Nam thành đạt. Các tập đoàn lớn có quy mô quốc gia hoặc đa quốc gia như Công ty Việt Phương, Tập đoàn thép Cửu long, Gamigroup, Cty ĐT & PT Văn hiến... là các tập đoàn lớn, đa dạng các loại hình kinh doanh từ bất động sản, sản xuất, phân phối ôtô-xe máy đến các dịch vụ văn hoá, giải trí, ẩm thực...Và cả một lứa doanh nhân U40 đang xuất hiện, người thì đã có bằng MBA, người thì đang đảm nhiệm những vị trí cao trong xã hội, phần lớn họ đều được trang bị kiến thức kinh doanh đầy đủ hơn, giàu mơ ước và lòng tự tin hơn.

Nói đến doanh nhân, có lẽ các bạn không thể ngờ rằng từ khi đất nước chưa thực hiện công cuộc đổi mới thì trong Hội LHS chúng ta đã xuất hiện hàng ngàn "doanh nhân". Trên những chuyến bay từ VN sang các nước thuộc Liên xô cũ trước đây, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc... made in Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai...với nhiều chủng loại và mẫu mã phong phú đã đến tận tay người dân Xô Viết với một niềm hồ hởi và sung sướng khôn tả. Còn ở VN, sở hữu những chiếc tủ lạnh Xaratop, những chiếc máy khâu Traika, những cái bàn là tự ngắt...do LHS chuyển về lại là niềm tự hào của không ít gia đình.

Với bản tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, hàng ngàn "doanh nhân LHS" thập kỷ 80-90 đã tạo ra một thị trường cực kỳ tiềm năng, không kém phần sôi động, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động đang dư thừa trong nước. Đã có những thời điểm "sốt nặng" quần bò, áo gió, áo phông... mỗi khi sắp có chuyến bay sang Liên Xô.

Không chỉ "đánh hàng" từ VN sang, "doanh nhân LHS" còn trao đổi, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá ngay giữa các vùng của Liên Xô cũ. Những chuyến hàng đầy ắp cứ tới tấp như thoi đưa đi lại giữa Matxcova - Bacu - Tasken - Kiev...đã nói lên sự nhạy bén trong kinh doanh - dường như đã thấm vào máu của những người LHS VN. Trưởng thành dần theo thời gian và năm tháng, chính những "doanh nhân LHS" ngày nào đã trở thành không ít "đại gia" ngay tại Matxcova, Kiev, Kharcop... Họ làm giàu chính đáng cho bản thân, nhưng đồng thời còn làm vinh danh nước Việt. TTTM Sông Hồng, Tập đoàn T&M Trans, Tập đoàn Technocom... là những minh chứng điển hình về sự năng động và tài giỏi của doanh nhân LHS VN.

Tất cả lớp doanh nhân LHS chúng ta đang hăm hở lao vào cuộc chiến mới trên trận địa kinh doanh trong bối cảnh đất nước đi sâu vào hội nhập quốc tế, sẵn sàng đón nhận cả những thời cơ lẫn những thách thức mới chưa từng có. Kinh doanh giống như một cuộc rượt đuổi rủi ro và lợi nhuận. Doanh nhân là người thụ hưởng nhiều và cũng chịu rủi ro nhiều từ cuộc rượt đuổi này.

Tuy nhiên, nói về doanh nhân không thể chỉ nói đến cuộc rượt đuổi mà phải nói đến sự đóng góp của họ cho xã hội. Những giá trị vật chất do doanh nhân làm ra đã có thể sánh như những giá trị tinh thần mà các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà chính trị... mang lại cho xã hội.

Thể loại: Thương mại | Người bổ xung: mc3 (09-10-2006)
Số lượt xem: 981 | Nhận xét: 3 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 2
2 doancuong  
0
hoan ho MC3
hoan ho BBT biggrin

1 BinBen  
0
MC3 giống như con tằm ấy nhỉ, đã trút hết tâm sự chưa hay đợi đúng ngày 13 mới nói hết.

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz