Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Tính năng của Web-site

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 48


» Thể loại  » Thương mại

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tham khảo)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tham khảo)
Để tính thời cơ có thể vào thị trường, chúng ta hãy xem xét chỉ tiêu P/E và một số thông tin khác. Xin lưu ý nhà đầu tư về phương pháp và tư liệu để tính chỉ tiêu này. Rất nhiều trang web đã có nhiều lầm lỗi khi tính chỉ tiêu P/E và kết quả không thể sử dụng được. Đáng chú ý nhất là chỉ tiêu E (EPS) = Lãi thuần/số CP đang lưu hành. Lãi thuần cần lấy lãi dự báo của năm tính toán: có thể nhân đôi kết quả 6 tháng đầu năm (như bài viết đang làm) hoặc lấy lãi thuần của 4 quý gần nhất, hay tốt nhất như cách dự báo của Standard and Poores - đưa vào mô hình để dự báo (tham khảo tại Standardandpoores.com). Hay nhầm nhất là chỉ tiêu "Số cổ phiếu đang lưu hành", bởi thực tế, cần tăng ngay số CP đang lưu hành ngay tại ngày giao dịch không hưởng quyền mua CP trong đợt phát hành mới (do giá CP được điều chỉnh giảm tương ứng với số lượng CP mới). Ví dụ hiện nay, HAP đã có 4,875 triệu CP đang lưu hành, nhưng TTGD TP. HCM thông báo chỉ có 3,85 triệu CP HAP; tương tự, AGF đã có 7,665 triệu CP nhưng Trung tâm thông báo chỉ có 6,388 triệu CP. Cách làm như vậy sẽ làm méo mó chỉ báo rất quan trọng này của thị trường. Riêng với chứng chỉ quỹ đầu tư, người ta không tính chỉ số P/E cho loại chứng khoán này, mà nhà đầu tư thường dùng giá trị tài sản ròng (NAV) làm căn cứ để đầu tư và thị giá chứng chỉ quỹ dao động nhiều nhất trong khoảng (+/-) 20% so với NAV.
Thông thường, nếu CP có P/E dưới 12 thì được coi là CP được đánh giá thấp hơn giá trị và người ta khuyên nhà đầu tư nên mua CP này. Còn CP có P/E từ 12~18 thì được coi là giá phản ánh gần đúng giá trị và vì vậy người ta khuyên mua bán theo chọn lựa có kết hợp các thông tin khác (mua được). Còn CP có P/E lớn hơn 18 được coi là giá cao hơn giá trị và nếu không có kỳ vọng đặc biệt nào thì được khuyên bán CP này.
Có thể nói trên một phương diện nào đó, TTCK là thị trường của niềm tin. Nếu người đầu tư tin vào thị trường, họ sẵn sàng bỏ tiền vào chứng khoán và ngược lại. Kết quả từ niềm tin được thể hiện qua giá trị P/E. Niềm tin càng cao, P/E càng lớn. Hoặc nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh giá thị trường của CP. Một tham khảo khác là chỉ số P/E của các CP hợp thành chỉ số DOW. Chỉ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính, P/E của Dow mới thấp hơn 10. Ở Việt Nam, vào tháng 10/2003, VN-Index ở mức 139 điểm, P/E của ta ở mức 5,6 .
Sau đây là kết quả và xếp hạng của chúng tôi theo chỉ tiêu E/P (tỷ lệ lãi khi bỏ vốn) và P/E của TTCK Việt Nam với số liệu cập nhật 10/8/2006
Theo như bảng xếp hạng thì có đến 22 loại CP đang ở dạng "đáng mua vào" vì rất rẻ. Chỉ có 13 loại CP là cao giá và số còn lại là vừa phải "mua bán kết hợp các thông tin khác". P/E toàn thị trường đã xuống dưới 15 lần từ mức 25 lần của ngày 25/4/2006 (nếu chúng ta bỏ STB và KDC và LAF ra ngoài thì P/E cả thị trường sẽ dưới 12 lần) và đã rất rẻ so với các thị trường khác. Đó là lý giải vì sao ngay lúc P/E của ta "rất cao", 20-25 lần, người đầu tư nước ngoài vẫn mua vào rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao như VNM, REE, GMD, TMS, BT6…
Tất nhiên, P/E không phải là chỉ tiêu duy nhất tham khảo để đầu tư, người ta còn chú ý đến tốc độ tăng trưởng của EPS. Đắt hôm nay sẽ rẻ vào hôm sau. Kinh nghiệm cho thấy, các CP ưu tú trong thập niên 90 như Amgen; CiscoSystems; Microssoft; America Online; AScend; EMC; People Soft… có chỉ số P/E trung bình khoảng 31 lần trước khi chúng bắt đầu tăng giá gấp 5, gấp 10 trong những khoảng thời gian ngắn sau đó. Chúng đạt mức P/E = 70 lần khi tăng giá cao nhất.
Ngoài xem xét P/E, những thông tin tích cực đang hỗ trợ thị trường như: nhiều công ty niêm yết và lãnh đạo chủ chốt đang mua vào CP; làn sóng đầu tư nước ngoài (thứ 3) đang chuẩn bị vào Việt Nam; Merrill Lynch đã mở tài khoản chứng khoán; các quỹ đầu tư đang gom tiền để đầu tư; các giải pháp hỗ trợ thị trường của cơ quan quản lý, tình hình kinh tế vĩ mô, kết quả sản xuất kinh doanh của DN niêm yết là tốt, nước ta chuẩn bị gia nhập WTO… Do đó, đây là thời cơ tốt để vào thị trường, đặc biệt là đối với nhà đầu tư dài hạn.
Hãy học cách đầu tư lâu dài như những nhà đầu tư thực thụ, có bản lĩnh. Nếu bạn có CP, hãy cơ cấu lại danh mục; nếu bạn chưa có thì hãy mua đi kẻo sau này sẽ phải mua với giá cao hơn đấy. Chúng ta đã thấy những dấu hiệu khá rõ của một đợt "thủy triều mới". Không phải chỉ khuyên bạn, mà tôi cũng đang làm như vậy.
Thể loại: Thương mại | Người bổ xung: PAD (18-10-2006) | Tác giả: TS. Tôn Tích Quý
Số lượt xem: 810 | Nhận xét: 2 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 2
2 tuanda  
0
Le Truong dau khong thay chia se kinh nghiem vơi ba con nhi

1 BinBen  
0
Cam on Dung nhe.
Dung oi: cau cuoi cung la cua GS Quy hay cua chinh Dung day !

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz