Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Khi đóng góp ý kiến

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 29


» Thể loại  » Thương mại

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

KHÁI NIỆM VỀ DOANH NHÂN

KHÁI NIỆM VỀ DOANH NHÂN
KHÁI NIỆM VỀ DOANH NHÂN

Nghiên cứu về doanh nhân và công việc kinh doanh cần được bắt đầu bằng việc tìm hiểu về khái niệm doanh nhân. Trong lịch sử từ doanh nhân được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Không có định nghĩa chung cho từ này, bởi vì nó được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau và được định nghĩa khác nhau bởi các cá nhân khác nhau. Việc sử dụng thuật ngữ doanh nhân được Richard Cantillon sử dụng vào năm 1755. Ông nhắc tới doanh nhân như là một cá nhân hoạt động trong điều kiện mà việc tiêu dùng là yếu tố xác định, trong khi thu nhập là không rõ và không xác định. Doanh nhân mua các yếu tố sản xuất với giá xác định để làm ra sản phẩm với quan điểm bán ra với giá không xác định trong tương lai. Doanh nhân theo Canlliton là người thấy trước và tự tin hoạt động trong hoàn cảnh không ổn định. Theo định nghĩa của ông, doanh nhân bao gồm những người thực hiện mọi giao dịch trong bất kỳ thị trường nào. Theo Cantillon lợi nhuận thường xuất hiện thông qua việc ra quyết định và mạo hiểm hơn là qua các nỗ lực theo kiểu chính thống. Jean Baptist Say mô tả doanh nhân bằng phương pháp mang tính đặc thù hơn và xác định vai trò chi tiết hơn. Ông mô tả doanh nhân qua các tính chất: “ Óc phán đoán, tính kiên trì và kiến thức về xã hôi cũng như kinh doanh". Anh ta phải phán đoán với độ chính xác tương đối về tầm quan trọng của một sản phẩm cụ thể, lượng nhu cầu có thể và các phương tiện sản xuất tại một thời điểm, anh ta phải thuê một số lượng người, tại thời điểm khác, mua hoặc đặt mua nguyên liệu, thu nạp người làm, tìm kiếm người tiêu dùng. Say mô tả doanh nhân theo phương diện về đặc trưng bên trong và chức năng tổ chức của anh ta.
Carl Menger, cha đẻ của trường phái Áo mô tả vai trò của doanh nhân rất quan trọng trong việc phân bổ và phân bổ lại các nguồn lực trong trạng thái không cân bằng vĩnh cửu. Ông mô tả doanh nhân là người tìm kiếm và phân tích thành công nhằm phân bổ nguồn lực tối ưu. Ông nêu bật vai trò của tính không xác định, chấp nhận rủi ro, khả năng lãnh đạo và sự tỉnh táo trong quá trình kinh doanh.
Schumpeter là người đầu tiên đưa ra khái niệm doanh nhân khác với phương pháp tiếp cận tĩnh. Theo ông doanh nhân là người cung cấp sản phẩm mới hoặc quá trình sản xuất mới thông qua sự kết hợp chưa đựơc thử nghiệm của các yếu tố đầu vào. Yếu tố kinh doanh chỉ tồn tại khi việc thực hiện sự kết hợp mới các yếu tố đầu vào đang được tiến hành. Đối với Schumpeter doanh nhân là một tác nhân năng động tạo ra sự phát triển kinh tế hơn là tạo điều kiện cho nó. Anh ta không phải là người điều chỉnh quá trình khi có tập hợp mới của các điều kiện về cung và cầu. Doanh nhân tạo ra sự thay đổi trong hình mẫu của việc phân bổ các yếu tố.
Những nghiên cứu tiếp theo về doanh nhân và kinh doanh ngày càng được phát triển. Khái niệm doanh nhân của Schumpeter không mô tả được tất cả các khía cạnh về doanh nhân. Những sở cứ của Liebenstein (1968) đưa ra cho rằng doanh nhân không chỉ là người sáng tạo (innovator). Ông nêu ra 2 kiêu mẫu khác nhau về doanh nhân. Một bên là dạng doanh nhân như Schumpeter mô tả đó là người tạo ra các kết hợp mới, bên kia là dạng thuộc về chức năng quản lý là người thiết lập và thực hiện việc kinh doanh và ở chừng mực nào đó có khả năng tổ chức các kết hợp mang tính truyền thống. Đối với Liebenstein, doanh nhân không chỉ là những người đưa ra những kết hợp mới mà chức năng thuộc về doanh nhân tồn tại cả trong những kết hợp hiện có.
Nghiên cứu toàn diện về doanh nhân được tiến hành bởi Casson. Ông nêu ra 2 phương pháp định nghĩa doanh nhân: Theo chức năng và theo hình thức biển thị hay còn gọi là địa vị pháp lý.
Phương pháp định nghĩa theo chức năng chỉ ra chức năng nhất định và những ai thực hiện chức năng này sẽ được coi là doanh nhân.
Phương pháp xác định theo hình thức biểu thị đưa ra sự mô tả cách nhận ra doanh nhân theo cách mà anh ta được thừa nhận. Không giống như định nghĩa theo chức năng, định nghĩa theo hình thức biểu thị mô tả doanh nhân theo địa vị của anh ta có thể là về pháp lý hoặc xác định theo quan hệ hợp đồng với các bên khác, địa vị của anh ta trong xã hội...
Hai phương pháp tiếp cận của Casson về doanh nhân đã được sử dụng làm cơ sở để hiểu về doanh nhân một cách khách quan. Redlich đã tìm cách mô tả các chức năng nhất định cuả doanh nhân và không phải của doanh nhân. Ông chia chức năng doanh nhân làm 3 phần:
• Nhà tư bản: Người cung cấp tư bản (vốn) và các nguồn lực không phải là con người.
• Nhà quản lý: Người giám sát và điều phối các hoạt động sản xuất
• Doanh nhân: Người lập kế hoạch, người đổi mới, người gia quyết định cuối cùng trong doanh nghiệp sản xuất.
Ở đây doanh nhân được hiểu là người tham gia riêng vào quá trình sản xuất. Vai trò chịu trách nhiệm rủi ro tài chính, tổ chức nguồn lực và chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý được coi không phải là vai trò doanh nhân. Các tài liệu về vấn đề này là vô kể và có sự lẫn lộn trong các phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhìn nhận về doanh nhân trên quan điểm về địa vị pháp lý không thể giải thích đầy đủ về vai trò của doanh nhân và ngược lại. Sự lẫn lộn còn trở nên nghiêm trọng hơn nếu cố gắng hiểu một cách tổng thể. McCleland nói: những nghiên cứu lịch sử và so sánh giữa các nền văn hoá cho thấy các doanh nhân xuất hiện và hành động theo các cách khác nhau các thời gian khác nhau tại các địa điểm khác nhau." Tại phương Tây anh ta làm tất cả, tại Nhật Bản anh ta chỉ là nhà quản lý" (McCleland, 161:208).
Việc hiểu về doanh nhân tại nhiều nước, đặc biệt tại các nước đang phát triển cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Định nghĩa về doanh nhân trên cơ sở kinh nghiệm và nghiên cứu tại châu Phi được Ủy ban kinh tế Liên hiệp quốc về châu Phi đưa ra kết luận rằng công việc của doanh nhân không chỉ là việc các thương gia hoặc doanh nghiệp lĩnh hội được cơ hội kinh tế, thực hiện việc đổi mới, mạo hiểm để khai thác và kiếm lời vì điều đó mà còn là hàng loạt các chức năng quản lý trong đó có việc lập kế hoạch, thu hút nguồn lực, và điều khiển các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích mong muốn (Johannes, 1995). Công việc kinh doanh không chỉ là lĩnh vực làm ra lợi nhuận hay thử nghiệm các ý tưởng mới, nó còn được coi là nguồn kiếm sống đơn giản bằng việc tạo ra thu nhập và công ăn việc làm.
(còn tiếp)

Thể loại: Thương mại | Người bổ xung: tuanda (01-11-2006)
Số lượt xem: 3349 | Nhận xét: 1 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 1
1 BinBen  
0
Tuanda oi, chu de ve doanh nhan thi khong bao gio lac hau dau.
Viet tiep di nhe, nhieu nguoi quan tam day !
Kiem tien va tieu ... la cong viec cua ca doi ma.

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz