Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Thành lập báo Điện tử

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 46


» Thể loại  » Truyện cười

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

Socrate và tin đồn

Socrate và tin đồn
Có một lần Socrate gặp một người quen trên đường :
- Socrate, ông có biết, tôi vừa nghe chuyện về một học trò của ông ?
- Khoan đã, trước khi anh kể cho tôi nghe thì tôi muốn hỏi anh ba câu hỏi. Cái này gọi là sàng lọc ba lần (vẫn ít hơn các cụ nhà ta là bảy lần).
- Ba lần cơ à ?
- Đúng. Trước hết đó là sự thật. Anh thử nghĩ xem, chuyện anh sắp kể có phải là sự thật tuyệt đối ?
- Chưa rõ lắm. Vì tôi nghe qua một người khác…
- Có nghĩa là anh chưa biết rõ đó là sự thật hay là không. Lọc tiếp theo. Sự tốt lành. Cái mà anh sắp kể cho tôi có phải là một điều tốt đẹp gì không ?
- Không. Thậm chí là ngược lại !
- Như vậy có nghĩa là anh muốn kể cho tôi một điều gì đó xấu xa và anh không rõ là đúng hay sai nhưng anh vẫn muốn kể ? Được rồi, anh có thể nói nhưng anh có nghĩ là điều anh sắp nói ra sẽ mang lại lợi ích gì cho tôi hay không ?
- Có lẽ là không…
- Như vậy, Socrate kết luận, nếu như anh chuẩn bị kể cho tôi một điều gì đó xấu xa, không đúng sự thật và chẳng có ích gì thì tôi có cần phải nghe chuyện đó không ?
- Vâng, thưa ông Socrate, lúc nào ông cũng hoàn toàn đúng !
Chính vì chuyện trên cùng những điều tương tự khác mà Socrate được coi là một triết gia vĩ đại và được người đời tôn vinh.
Và điều này cũng giải thích tại sao Socrate không bao giờ biết được về việc học trò của ông, Platon, “…đã ngó trước nhìn sau, rồi dắt tay nhau vào trong bụi rậm” (*) cùng vợ của ông. Nhiều lần…

(*) : Xem "Tình yêu"của Nam Hà.

Thể loại: Truyện cười | Người bổ xung: 007 (28-09-2006) | Tác giả: 007
Số lượt xem: 664 | Nhận xét: 6 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 6
6 ACB  
0
Theo Socrates, khi hạnh kiểm của một người được hướng dẫn bởi tri thức, hạnh kiểm ấy tất yếu là ĐẠO ĐỨC. Vì thế, tri thức và đạo đức liên hệ mật thiết với nhau. Tri thức là nhân đức, hành vi thiếu đạo đức phát sinh từ sự ngu dốt...
Vậy nên, theo mình, Tuanda không có chuyện để kể rồi, vì LHS tất nhiên phải có nền tảng tri thức nhất định và do đó...
Ответ: Biet ai viet roi day nhe!!! ha ha!
Tuanda, co can ha, ha to vay ko?

5 ACB  
0
Socrates là triết gia để cả đời tìm kiếm những yếu tính (có thể coi là tính chất cơ bản) của cái đẹp, công bằng, chân lý... để rồi kết thúc cuộc đời mình bởi án tử hình.
Theo ông, hiểu biết các yếu tính tạo thành tri thức và mục đích của cuộc đời là đạt được tri thức.

4 tuanda  
0
Khong hieu neu cac ban nhin thay Platon va vo Socrate vao bui ram thi cac ban co ke khong nhi? cho minh biet voi de minh con ke chuyen that LHS 100% cho cac ban nghe!

3 namha  
0
PH à, Mình cũng toàn kể những chuyện "thật 100%", thế mà mấy người lại bảo mình Phạm quy, chẳng biết thế nào nhỉ?
Ответ: PH: NH, cậu xem lại xem, có khi không phải "phạm quy" mà hơi "phạm huý" thôi. Lỗi ấy nhỏ thôi mà và có thể "khắc phục" tốt. Chuyện thật có thể kể, nhưng đừng để "phạm huý" ấy mà!

2 PH  
0
Chắc là 007 (thôi mình sẽ dùng cái tên này vì nó ngắn nhất) có ý tưởng sâu xa hơn rồi... Bạn ấy nhắc nhở BBT, cố gắng đưa tin, viết bài sao cho "trung thực, tốt đẹp và bổ ích"... BBT cố lên!
Riêng về phần mình, may quá, toàn kể những chuyện "thật 100%", nên chưa bị "phạm quy"! biggrin

1 PH  
0
Cuối cùng "không không thấy" điệp viên đã xuất hiện!
Ba bộ lọc mà "00 thấy" (à quên, mình nhầm rồi, "đã thấy" chứ!) cung cấp thật là tuyệt vời...
Từ nay mình sẽ học tập các "triết gia" (tất nhiên là cố gắng thôi, còn thì học tới đâu hay tới đó, làm sao có thể sánh mình với các triết gia được!) chỉ lắng nghe những gì lọt qua được 3 bộ lọc ấy, tức là thông tin phải chính xác, hướng thiện và có ích...

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz