18-04-2024, 19:18:41
Trang chủ BÀI VIẾT CỦA HỘI VIÊNĐăng kýTruy cập
Chào mừng Quý khách đã đến với diễn đàn của Hội Lưu Học sinh Việt nam 
[ Các tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Страница 1 из 2
  • 1
  • 2
  • »
Diễn đàn » Văn học - nghệ thuật » Văn học nước ngoài » Thi ca Nga
Thi ca Nga
TanhiaDate: Ср, 27-09-2006, 12:29:20 | Message # 1
TV nhiệt tình
Group: TV chính thức
Posts: 20
Reputation: 0
Status: Offline
Olga Bécgôn (1910-1975)

Ngày còn là sinh viên tôi đã có dịp lên Len chơi và ghé thăm nghĩa trang Piscarevskoie tại thành phố Leningrad, nơi có bức tường bằng đá khá cao có gắn những dòng thơ của Olga Becgon. Nơi đây an táng những người chiến sĩ Hồng Quân đã ngã xuống bảo vệ Leningrad khi bị bao vây 900 ngày đêm. Cũng giống như nghĩa trang Trường Sơn nhà mình, ở đây có rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ vô danh. Gần nửa triệu người hy sinh trong thời gian bị vây hãm được quy tập về nghĩa trang này. Tất cả đều là liệt sĩ và trên những ngôi mộ của họ có gắn ngôi sao.

Sinh năm 1910 nên tuổi ấu thơ của Olga Becgôn gắn liền với những năm tháng dữ dội của chiến tranh thế giới thứ nhất mà nước Nga là một bên tham chiến. Thời thiếu nữ nhà thơ trải qua bão táp Cách mạng Tháng Mười và cuộc nội chiến đãm máu, khi nước Nga non trẻ chịu sự phong toả của mười bốn cường quốc. Rồi chiến tranh thế giới, cuộc chiến tranh ác liệt nhất lịch sử nhân loại. Thành phố Leningrad quê hương của Bà bị phát xít Đức vây hãm 900 ngày đêm ròng rã trong đạn pháo. Đọc những dòng chữ của Bà mới hình dung được thành phố Leningrad đã phải chịu trong đói khát và băng giá, không đèn, không sưởi, đói ăn và thiếu cả nước uống như thế nào. Bà đã sống và viết trong bối cảnh này. Bà bộc bạch suy tư, trăn trở về cái riêng và cái chung, cá nhân và dân tộc… những tác phẩm mang nặng dấu ấn của Bà vẫn đọng lại trong chúng ta đến tận hôm nay.

Biết rằng sự so sánh có lẽ là khập khiễng, nhưng không hiểu sao khi đọc những dòng nhật ký của chị Đặng Thuỷ Trâm mình lại nhớ đến Olga Becgôn. Nội tâm, trăn trở…. Thuỷ Trâm thì ra đi khi còn là một cô gái 28 tuổi, còn Olga Becgôn mất khi Bà 65 tuổi, nhưng hai người phụ nữ này đều viết về những cuộc chiến tranh khốc liệt mà họ trực tiếp tham gia khi họ đang lứa tuổi đôi mươi. (Cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô và cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam). Người ta gọi tác phầm “Những ngôi sao ban ngày” của Olga Becgon là “thiên nhật ký”. Giống như Olga Becgon, Đặng Thuỷ Trâm cũng vậy, những dòng nhật ký của chị là những ghi chép giản dị mà đau đáu mãi lòng người khôn nguôi.

Добавлено (27-09-2006, 11:29:20)
---------------------------------------------
MÙA LÁ RỤNG
Ônga Becgôn

Mùa thu ở Matxcơva người ta thường treo
những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ :
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng"

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
Mátxcơva, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ,

Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi
Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn
ở đây tôi cần ai, khi xuôi ngược một mình,
Tôi có thể yêu ai, ai làm tôi vui sướng:
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất!
Anh từng ở nơi đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?.
Tôi chẳng hiểu vì sao, cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn...
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trên đời!
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi hãy biết kiên tâm. Mọi điều đều phải đợi...
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Cơn mưa rơi thầm thì lúc chia li
Mưa tối rầm, nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời lấp loá...
Anh hãy cố vui lên, con đường hai ngả,
Tìm hạnh phúc yên lành trong ấm áp cơn mưa!...

Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, không cần ai tiễn biệt.
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ, còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống
"Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!"

Bằng Việt dịch

Ольга Берггольц
ЛИСТОПАД
Осенью в Москве на бульварах
вывешивают дощечки с надписью
"Осторожно, листопад!"

Осень, осень! Над Москвою
Журавли, туман и дым.
Златосумрачной листвою
Загораются сады.
И дощечки на бульварах
всем прохожим говорят,
одиночкам или парам:
"Осторожно, листопад!"

О, как сердцу одиноко
в переулочке чужом!
Вечер бродит мимо окон,
вздрагивая под дождем.
Для кого же здесь одна я,
кто мне дорог, кто мне рад?
Почему припоминаю:
"Осторожно, листопад"?

Ничего не нужно было,-
значит, нечего терять:
даже близким, даже милым,
даже другом не назвать.
Почему же мне тоскливо,
что прощаемся навек,
Невеселый, несчастливый,
одинокий человек?

Что усмешки, что небрежность?
Перетерпишь, переждешь...
Нет - всего страшнее нежность
на прощание, как дождь.
Темный ливень, теплый ливень
весь - сверкание и дрожь!
Будь веселым, будь счастливым
на прощание, как дождь.

...Я одна пойду к вокзалу,
провожатым откажу.
Я не все тебе сказала,
но теперь уж не скажу.
Переулок полон ночью,
а дощечки говорят
проходящим одиночкам:
"Осторожно, листопад"...


Nuoc Nga - Tinh yeu
 
BinBenDate: Ср, 27-09-2006, 16:14:15 | Message # 2
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
"Cibacibo" Tanhia nhe, to rat thich bai tho nay. Tuy nhiên lại không đuợc biết bản tiếng nga và cũng không có ảnh Onga Becgôn.

BB là fan của thơ OB đấy, Tanhia có bài gì hay nhớ chia sẻ cùng nhé


Chao cac ban yeu quy.
 
TanhiaDate: Пт, 29-09-2006, 09:38:37 | Message # 3
TV nhiệt tình
Group: TV chính thức
Posts: 20
Reputation: 0
Status: Offline
Một bài thơ nữa của Olga Bergholtz, Tanhia chép tặng Binben. Đây là bài thơ Olga Bergholtz viết tặng Bôrix Coócnilốp.

Bôrix Coócnilốp (1907 -1938): Là một nhà thơ Nga, người yêu của Olga Bergholtz, hy sinh ở mặt trận Phần Lan trước khi bắt đầu Đại chiến thứ II, nhưng mãi về sau Olga Bergholtz mới được báo tin.

Gửi Bôrix Coócnilốp

I

Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ:
"Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà..."

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu,bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi,
Anh đã xa cách thế !
"Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo..."

Lũ trẻ lớn lên, gi lại tiếp theo ta
Lại nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nêva, bóng chiều, sóng nước...
Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh!

II

Vâng, em khác hẳn rồi, chẳng giống trước nữa đâu !
Cuộc đời ngắn cũng xem chừng sắp hết.
Em đã già nhiều, nhưng anh đâu có biết,
Hay anh cũng biết rồi? Có thể!... Nói đi anh!

Em xin lỗi làm chi, chẳng cần đâu anh nhỉ
Thề thốt chăng? Cũng vô ích thôi mà,
Nhưng ví thử em tin, anh còn quay trở lại
Thì một ngày nào, anh sẽ hiểu ra...

Và mọi tổn thương, chúng mình xoá hết
Chỉ ở bên nhau, sánh bước trọn đường
Chỉ cần được sóng đôi, và chỉ khóc
Chỉ khóc thôi, đủ bù đắp tận cùng!...

1939-1940
Bằng Việt dịch


Nuoc Nga - Tinh yeu
 
LHa10Date: Пн, 02-10-2006, 23:08:35 | Message # 4
Kha nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 70
Reputation: 0
Status: Offline
Tania! bài thơ này mình đọc hồi cấp 3, la do thica của bọn mình sưu tầm được, và tất cả các bạn gái lớp mình đều ngay lập tức thuộc lòng. Mặc dù lúc đó chưa hiểu thế nào là

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu,bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi,
Anh đã xa cách thế !
"Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo..."

Nhưng vẫn cứ thích và vẫn cứ có cảm tưởng là bài thơ đó nói lên lòng mình.

Cám ơn Tania đã làm mình hồi tưởng lại thời xưa, thơ ngây bé dại


Lien Huong A10
 
TanhiaDate: Ср, 04-10-2006, 09:35:44 | Message # 5
TV nhiệt tình
Group: TV chính thức
Posts: 20
Reputation: 0
Status: Offline
@ LHa10: công nhận ngày xưa buồn cười, bọn con gái lớp mình tuy là lớp toán nhưng cũng hay sưu tầm thơ, rồi chuyền tay nhau xem smile . Mời cả nhà đọc lại bài thơ "Đợi anh về" của K. Simonov nhé - bài thơ rất đỗi quen thuộc với chúng ta một thời:

Đợi anh về

Em đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi.

Dù tuyết rơi gió nổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé !

Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì em ơi cứ đợi !

Em ơi em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về !

Đợi anh anh lại về
Trông chết cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ

Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bởi vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.

Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người
Biết như em chờ đợi.

Tố Hữu

Còn đây là bản Original tiếng Nga, mời đọc tham khảo:

Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.

Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.

Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.


Nuoc Nga - Tinh yeu

Post edited by Tanhia - Ср, 04-10-2006, 09:46:30
 
BinBenDate: Ср, 04-10-2006, 09:35:56 | Message # 6
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
Nếu khong co Tanhia
BB sẽ buồn lắm dấy
Dợi Tanhia lau dến vậy
Sao bay ra mới ...."ra".... mắt.


Chao cac ban yeu quy.

Post edited by BinBen - Пт, 06-10-2006, 10:27:53
 
TanhiaDate: Ср, 04-10-2006, 09:52:49 | Message # 7
TV nhiệt tình
Group: TV chính thức
Posts: 20
Reputation: 0
Status: Offline

Kostanchin Simonov

Là một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên kịch, nhà báo, nhà hoạt động xã hội tích cực, Konstanchin Simonov sinh ngày 28/1/1915 tại Petrograd. Thời thơ ấu của ông trải qua tại Riazani và Xaratov. Ông được nuôi dưỡng bởi người cha dượng là giảng viên trường trung cấp quân sự. Năm 1930, sau khi kết thúc trường trung học hệ 7 năm tại Xaratov ông học nghề tại một phân xưởng tiện. Năm 1931 ông cùng gia đình người cha dượng chuyển đến Maxcova. Tốt nghiệp ngành cơ khí chính xác, ông về làm việc tại nhà máy chế tạo máy bay đến năm 1935 và từ đây ông bắt đầu viết thơ. Những tác phẩm đầu tiên được xuất hiện từ năm 1934 và những bài thơ đầu của ông đã được đăng năm 1936 ở hai tạp chí “Người chiến sĩ” và “Tháng Mười”. Sau đó ông học đại học tại trường đại học Triết Văn Sử mang tên Н.Г. Чернышевского (МИФЛИ), tiếp đó là trường viết văn Macxim Gorki. Ông tốt nghiệp năm 1938, sau khi tốt nghiệp ông làm nghiên cứu sinh tại trường ĐH Triết Văn Sử (МИФЛИ). Tuy nhiên năm 1939 ông được cử đi làm phóng viên quân sự tại Mông cổ và sau đó ông không quay lại trường nữa. Năm 1940 ông viết kịch bản “Lịch sử một tình yêu” và được diễn ra mắt tại nhà hát им. Ленинского комсомола. Vợ ông bà là nữ diễn viên xinh đẹp. Chồng cũ của bà là phi công Анатолий Серов, đã hy sinh trong chuyến bay thử nghiệm và được công nhận là anh hùng Liên Xô.

Konstanchin Simonov đã phục vụ trong quân đội ngay từ những ngày đầu của chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ông là phóng viên thường trú của những tờ báo nổi tiếng Красная Звезда", "Правда", "Комсомольская правда", "Боевое знамя" ... Trong những năm làm báo quân đội ông có mặt tại nhiều chiến trường như Rumania, Bungaria, Nam tư, Ba lan, Đức. Ông là nhân chứng chứng kiến những trận đánh cuối cùng vì Beclin. Sau chiến tranh trong vòng 3 năm ông đi công tác nước ngoài tại Nhật, Mỹ, Trung Quốc. Năm 1946 -1950, ông là biên tập viên chính tạp chí “Thế giới mới”. Năm 1950- 54 là biên tập viên của Báo Văn học, năm 54 -58 lại một lần nữa là biên tập viên của tạp chí “Thế giới mới”. Những năm 1958 -1960 ông sống tại Tasken và là phóng viên báo Sự thật, phụ trách khu vực Trung Á. Ông mất vào ngày 28/8/1979 tại Matxcova. Tro của ông, theo nguyện vọng cá nhân được rải khắp những nơi mà ông đã đi qua trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Cả cuộc đời ông cống hiến cho thơ. Tuy nhiên, cuộc đời của ông khá buồn, cô đơn bên người vợ xinh đẹp mà chẳng chung tình. Nhưng bà lại là nguồn cảm hứng để ông viết lên những trang thơ hay cho nhân loại. Giữa những năm 50 không thể chịu nổi hơn nữa cách sống của người đàn bà tài năng nổi tiếng luôn dấn mình trong những cuộc phiêu lưu tình ái, ông đã chia tay bà. Sự ra đi của ông làm người đàn bà đa tình này sốc và bà đã bị dằn vặt mãi cho đến tận lúc mất. Ngoài bài thơ “Đợi anh về” nổi tiếng được công chúng biết rộng rãi, ông còn rất nhiều bài thơ tình tặng vợ.

Tanhia dịch theo báo Nga

Добавлено (04-10-2006, 08:51:53)
---------------------------------------------
Còn đây là những gì về người vợ xinh đẹp của Simonov:


Valentina Serova

Người ta kể lại rằng, lãnh tụ Liên Xô cũ, Ioxip Xtalin, khi đọc lần đầu bài thơ “Đợi anh về” của Ximonop, đã hỏi những người dưới quyền: “Thế bài thơ này được in bao nhiêu bản?” “Thưa, hàng triệu bản ạ!”. Xtalin, một chính khách đa diện, sâu sắc và hiển nhiên là có tính umua của người dân xứ Capcaz, cười khẩy: “Lẽ ra, chỉ nên in hai bản thôi, một để Ximonop giữ, còn một gửi cho Xerova!”. Xtalin dù bận trăm ngàn việc quốc gia đại sự vẫn không thể không biết đến mối tình éo le của cặp nghệ sĩ-văn sĩ lớn; hơn ai hết, ông hiểu rằng Ximonop viết “Đợi anh về” trước hết, chỉ dành cho người đàn bà mà ông yêu một cách si mê và đầy mâu thuẫn. Với Ximonop và những người hiểu ông, chỉ do tình cờ mà “Đợi anh về” mới trở thành bài thơ ca ngợi lòng chung thuỷ của người phụ nữ Xô viết trong chiến tranh. Thực ra Ximonop viết “Đợi anh về” thoạt đầu như lời khẩn cầu long chung thuỷ xót xa nhất cho Xerova, người đàn bà mà như ông viết trong một bài thơ khác “nông nổi, bẳn tính, hay châm chọc, đã của tôi dù chẳng lâu dài”. Chắc lúc viết, chính ông cũng không ngờ rằng lời khẩn cầu đó về sau đã giúp cho người vợ chẳng mấy chung tình theo nghĩa thông thường của ông trở thành biểu tượng sắt son của lòng chung thuỷ. Đến độ, rồi ông phải viết cả một kịch bản phim “Đợi anh về”, chính thức “phong thánh thuỷ chung” cho Xerova, nữ diễn viên đóng vai chính của phim, được chiếu rộng rãi ngay trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Nàng là ai, người đàn bà đã tạo cảm hứng cho Ximonop viết “Đợi anh về” và rất nhiều bài thơ trữ tình rất tuyệt khác? Đó là một nữ nghệ sĩ từng đứng trong hàng ngũ những ngôi sao sân khấu và điện ảnh lớn nhất Liên Xô cũ một thời, Valentina Xerova. Người ta đến giờ vẫn không biết cụ thể và chính xác ngày sinh của bà, chỉ biết rằng “người đàn bà hấp dẫn nhất của điện ảnh Xô viết” kỷ niệm ngày sinh của mình vào đúng ngày thành lập quân đội Xô viết (23-2), ngày lễ của giới mày râu Liên Xô cũ. Từ điển điện ảnh Xô viết ghi ngày sinh của bà là 23-12-1917, nhưng thực ra đấy cũng chỉ là những thông tin giả định.

Trước khi gắn bó cùng nhà văn kiêm thi sĩ Ximonop, Valentina đã kết hôn cùng một phi công nổi tiếng tên là Anatoli Xerop (Họ của người chồng đã gắn bó với bà suốt đời). Khi Valentina đang mang thai, Anatoli bị hi sinh trong một chuyến bay thử nghiệm tháng 5-1939, lúc anh mới vừa 29 tuổi. Ba tháng sau, vợ anh sinh hạ một con trai và lấy tên chồng đặt cho nó. Đứa con của mối tình lớn hoá ra về sau cũng không được hạnh phúc. Anh ta đã chết vì rượu năm mới 35 tuổi, nửa năm trước khi chính mẹ anh ta qua đời.

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Ximonop và Xerova diễn ra năm 1941. Lúc đó, Valentina đóng vai Pavla trong vở kịch của Gorki “Họ Dưcov” trên sân khấu nhà hát TRAM. “Tôi luôn luôn nói sự thất”, - với lời thoại này, Valentina đã một lần và trọn đời bước vào cuộc sống của Ximonop; ngay cả khi hai người đã chia tay, nàng vẫn giữ nguyên cho mình chỗ đứng trong trái tim ông. Về sau, Ximonop có viết về ngày gặp gỡ đó : “ngay cả khi rủa nguyền ngày biệt ly cùng em, anh vẫn tụng ca ngày lần đầu ta gặp gỡ ...”. Lúc đó nàng đã là một nhân vật nổi tiếng bởi cạnh ngộ góa bụa bi thảm và vai diễn trong “Cô gái có tính cách”. Hai tâm hồn đều đa cảm và lãng mạn gặp nhau như rơm khô gặp lửa : chẳng gì có thể ngăn cản được mối tình bùng như bão tố giữa chàng văn sĩ chưa vợ và người đàn bà goá “trông mòn con mắt”. Rất sóng, rất mâu thuẫn và đầy thăng trầm – đó là tính chất mối quan hệ đó, làm Ximonop cực kỳ đau đớn và dằn vặt, nhưng đã giúp ông viết được chùm thơ tình vào loại hay nhất của nền thơ Xô viết thế kỷ XX. Trên đường công tác, qua các ga xép, ông nhớ về người tình: “Giá ở giữa đám đông qua lại, Tìm được người lạ lẫm nào đây, Không chung thuỷ giống như em ấy ...”. Ông thề thốt với nàng : “Phải anh chắc bướng hơn tất cả, Anh không nghe thiên hạ đặt điều, Và không đếm trên ngón tay những kẻ, Gọi em bằng hai chứ “Em yêu!” và “Hãy tới cùng anh, dù chỉ mang điều ác, Mặc người đời nói ngả nói nghiêng, Anh đã tự khép cho mình án, Sống chung thân cùng em!...” Ximonop đã dành cho người tình rất nhiều tác phẩm của mình, bắt đầu từ vở kịch đầu tay “Chuyện một tình yêu” đến giữa những năm 50, ông dành toàn bộ sáng tác của mình cho Xerova. Nàng là nhân vật chính và duy nhất trong tập thơ trữ tình hay nhất của ông “Với em và thiếu em”, là “nàng thơ” của ông. Nàng là biểu tượng của những hay ho trần thế đáng giá nhất đối với ông, mặc dầu trong đời thực, có lẽ chưa ai làm ông khốn đốn đến thế.

Добавлено (04-10-2006, 08:52:49)
---------------------------------------------
Là một nữ nghệ sĩ, Xerova không tránh khỏi những phù hoa truyền kiếp. Là nhà văn, Ximonop hiểu điều này hơn ai hết; những bài thơ ông viết tặng nàng chứng tỏ ông luôn “đi guốc” trong bụng người tình. Ông chỉ không thể nào lý giải nổi, vì sao nàng lại hoá thành thân quí và chẳng gì, chẳng ai thay thế được đối với ông. Ông luôn linh cảm rẳng chỉ ccần ông rời khỏi cửa là người đàn bà ông yêu - người đàn bà đêm rồi cất rất thành thật thét tiếng yêu ông - sẽ có thể lòng bay bổng. Nàng yêu ai cũng thành thật và cái thành thật trẻ thơ ấy khiến cho cánh mày râu, nhất là những người đàn ông cứng cỏi, phải mềm lòng. Không ngẫu nhiên, mà khi chiến tranh vừa diễn ra có mấy ngày, từ chiến trường Ximonop đã phải viết ngay “Đợi anh về”. Người đàn ông đầy bản lĩnh và từng trải này đã phải viện đến lý lẽ cuối cùng để thuyết phục người tình: Em ơi, hãy đợi anh về nhé, vì chỉ có sự đợi chờ của em mới cứu được anh khỏi hi sinh ngoài chốn sa trường! Cảm động thật, nhưng cũng bi thảm làm sao!

Nhưng biết làm sao khi người nữ nghệ sĩ ấy chỉ yêu được những gì gần mình! Trong lúc Ximonop quắt quay long nhớ nàng từ chiến trường xa “Anh ở đây không tâm sự cùng ai, Và ít nhắc tên em thành tiếng, Nhưng ngay cả khi anh không hề nói, Im lặng này cũng hướng hết về em”, thì Valentina trong những chuyến du diễn lại làm vô số những người đàn ông - rất chân chính hẳn hoi- phải lòng nàng mê mệt. Trong số những người đàn ông đó có một vị nguyên soái: Konstantin Rokoxxoxki (1896-1968). Hai người làm quyen với nhau khi Xerova ra chiến trường để diễn năm 1943. Mối tình ngoài chiến tuyến kéo dài không lâu. Cả hai đều đang có vợ có chồng, vị thế của ông nguyên soái và danh tiếng của nàng diễn viên không cho phép họ gắn bó hôn nhân cùng nhau. Với Valentina, đó chỉ là một kỷ niệm, vui vẻ và lãng mạn, nhưng đối với trái tim sắt đá của ông nguyên soái tài ba, đó là nỗi ám ảnh đến cuối đời. Inna Macarova, một nữ diễn viên cũng rất nổi tiếng nhưng thuộc thế hệ đàn em của nàng, có kể lại rằng, có bận, Valentina đã đánh cuộc với bạn diễn là cứ đúng 5 giờ chiều, trước cửa sổ phòng trang điểm tại nhà hát của nàng sẽ xuất hiện một “người hâm mộ” rất nổi tiếng. Quả thật, đúng 5 giờ chiều, phía dưới cửa sổ phòng trang điểm của nàng có một cỗ xe bóng lộn dành cho các quan chức cao cấp. Từ đó bước ra một người đàn ông mang quân phục nguyên soái. Ông đứng nghiêm tại đó mấy phút liền với niềm sùng kính rồi mới lên xe đi về nhà mình. Đó là Rokoxxoxki, người đàn ông luôn nhìn lên cửa sổ người tình nông nổi bằng đôi mắt buồn bã.

Những tin đồn đại về chuyện trăng hoa của Xerova không sớm thì muộn đều đến tai Ximonop. Thế nhưng, ông vẫn yêu nàng, dẫu không phải tình yêu lúc nào cũng bằng phẳng. Và ông đã viết thẳng cho bà trong thơ: “Đâu phải anh không nhớ dai điều ác, Nên anh thường tha thứ em luôn”. Kể cũng tội, cả hai đều là những tính cách quá mạnh để có thể tự hi sinh mình vì người khác. Sau chiến tranh, họ lại trở về Moscow sống cùng nhau như một đôi vợ chồng văn nghệ sĩ thượng lưu, luôn là chủ đề cho những tin đồn đại.
Mãi cho đến giữa những năm 50, Ximonop cuối cùng mới cảm thấy mình không còn là cậu học viên trẻ trung nữa để tiếp tục chịu đựng tính khí của người đàn bà tài năng và nổi tiếng luôn dấn mình vào các cuộc phiêu lưu tình ái. Những thề thốt tuổi thanh niên đã chẳng thể giữ lại được đến cùng. Và hai người chia tay nhau đầy đau đớn. Cô con gái cưng của họ, Maria Ximonova, nhớ lại, chỉ sau khi chia tay với Ximonop rồi, Valentina mới hiểu, ông đã giá trị thế nào đối với nàng!. Xerova trong cảnh cô đơn thường giở lại những trang thơ mà Ximonop đã gửi tặng nàng trước kia. Maria nhớ lại: “Mẹ tôi ngồi, sắp xếp lại giấy gờ, thầm thì đọc gì đó. Rồi bà ngẩng đầu lên, nói với tôi, thở dài:

-Masa, con có muốn mẹ đọc cho con nghe thơ của cha con không, những bài thơ chắc là ông ấy quên rồi!
Rồi bà nói tiếp như chỉ riêng với mình:

-Mà không, ông ấy không quên đâu, ông ấy không dám quên đâu! Không dám quên đâu!
Rồi bà im bặt, mắt nhắm lại. Và tôi nhìn thấy những giọt lệ trào ra. Tôi cảm thấy những giọt lệ này không chân thành, giả dối; tôi căm thù mẹ tôi khi bà say rượu, tôi không muốn bà đọc thơ cho tôi nghe”.

Kể cũng tội, một nghệ sĩ lớn khi bị người đàn ông từng yêu quí mình nhất, từng khắc tên mình vĩnh cữu vào thơ, bỏ đi, thì còn biết làm gì hơn ngoài việc uống rượu, tìm những niềm an ủi trong ánh hào quang tưởng tượng của hạnh phúc quá vãng?!

Bản thân Ximonop chắc cũng chẳng vui vẻ gì khi chia tay với người đàn bà từng ám ảnh ông suốt thời trai trẻ và đến tận ngày cuối cùng của kiếp trần gian. Ông đau đớn và thất vọng với kết cục cuộc tình đến nỗi, trong những lần tái bản thơ, ông xoá hết những dòng đề tặng. Chỉ trừ ở bài “Đợi anh về”. Có lẽ dù sao ông cũng không dám động đến tượng đài cuối cùng kỷ niệm nỗi đau lớn lao của mối tình giữa họ.
Cũng theo lời con gái Maria của hai người, trước khi chết, Ximonop đã bảo con mang đến những lá thư mà ông từng viết cho bà vào bệnh viện. Ông đót những bức thư đó và nói với Maria:

-Con biết không, đã bao nhiêu năm trôi qua ... Vậy mà cha đọc lại chúng mà ngỡ như cha vừa mới viết chúng xong ... Cha đốt chúng để không một bàn tay nào khác được chạm vào chúng sau khi cha chết.
Rồi ông nói tiếng:

-Cha không thể để cho con giữ chúng được. Thiếu gì chuyện có thể xảy ra, mà những chuyện này chỉ liên quan đến cha và mẹ con thôi. ... Hãy tha lỗi cho cha, con gái yêu, nhưng những gì xảy ra giữa cha và mẹ con đã là hạnh phúc lớn nhất đời cha ... và là nỗi bất hạnh lớn nhất !

Ximonop qua đời năm 1979, sau Valentina 4 năm.

Hồng Thanh quang dịch


Nuoc Nga - Tinh yeu
 
BinBenDate: Чт, 05-10-2006, 16:44:06 | Message # 8
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
E. Eptusencô cho rằng mọi thứ thì cần tròn trịa, chỉ có chiếc gối TY là cần một nửa...

Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ
Cho tôi cả bầu trời, cho tôi tròn mặt đất
Biển cả với sông ngòi núi cao cùng hẻm thấp
Đừng cắt rời, che chắn, để cho tôi

Cuộc đời ơi, tôi sống đâu cắt khúc?
Đừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình!
Tôi không muốn hưởng nửa phần hạnh phúc
Thì một nửa đau thương, đừng cứ phải để dành.

Nếu chỉ có trên đời cái gì cần một nửa
Thì chỉ là chiếc gối của tình yêu
Khi tay em rụt rè khẽ ấp lên bên má
Mặt chiếc nhẫn long lanh như một ánh sao chiều.

(Bằng Việt dịch)


Chao cac ban yeu quy.

Post edited by BinBen - Пт, 06-10-2006, 10:29:25
 
TanhiaDate: Пт, 06-10-2006, 13:50:40 | Message # 9
TV nhiệt tình
Group: TV chính thức
Posts: 20
Reputation: 0
Status: Offline
E. Eptusencô là nhà thơ hiện đại của Nga. Tanhia xin giới thiệu bài thơ "Có phải người Nga thích chiến tranh". Đây là bài thơ ông đã viết để tặng M.Bernes, là nam ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của Nga. M.Bernes mất năm 1969 bởi căn bệnh ung thư, ông đã hát rất nhiều bài hát quen thuộc như Cuộc chiến tranh thần thánh, Tạm biệt em gái Slavơ, Đêm đen, Đàn sếu, Trận đánh cuối cùng, Chiếc khăn xanh, Aliosha, Katiusha, Có phải người Nga thích chiến tranh... và là diễn viên chính trong bộ phim như Hai người lính...

K М. Бернесу

Хотят ли русские войны?
Спросите вы у тишины
над ширью пашен и полей
и у берез и тополей.
Спросите вы у тех солдат,
что под березами лежат,
и пусть вам скажут их сыны,
хотят ли русские войны.

Не только за свою страну
солдаты гибли в ту войну,
а чтобы люди всей земли
спокойно видеть сны могли.
Под шелест листьев и афиш
ты спишь, Нью-Йорк, ты спишь, Париж.
Пусть вам ответят ваши сны,
хотят ли русские войны.

Да, мы умеем воевать,
но не хотим, чтобы опять
солдаты падали в бою
на землю грустную свою.
Спросите вы у матерей,
спросите у жены моей,
и вы тогда понять должны,
хотят ли русские войны.
1961

Có phải người Nga thích chiến tranh?
E.Evtushenco

Có phải người Nga thích chiến tranh?
Xin hãy hỏi sự bình yên, tĩnh lặng
Trải trên cánh đồng, ruộng cày bát ngát
Hỏi cây dương và những rặng bạch dương.
Xin hãy hỏi, hỏi những người lính đấy,
Những người đang yên nghỉ dưới hàng dương,
Những đứa con bạch dương sẽ giúp tỏ tường
Rằng người Nga thích chiến tranh không nhỉ.

Những người lính đã ngã xuống hy sinh
Đâu chỉ vì riêng đất nước của mình
Để nhân loại sống trên toàn trái đất
Có được giấc mơ thanh thản cho mình.
Dưới ồn ào của những biển hiệu, áp phích
Các anh đang ngủ ư, hỡi Paris, New York
Cứ để những giấc mơ trả lời các anh,
Rằng những người Nga có thích chiến tranh.

Ừ thì đấy, chúng tôi biết đánh nhau
Nhưng chúng tôi chẳng muốn nhìn nữa đâu
Những người lính gục ngã trên trận địa
Trên mảnh đất yêu thương của họ, buồn rầu.
Các anh hãy đi hỏi những bà mẹ,
Hãy hỏi đi người vợ yêu, nhỏ bé,
Khi đó các anh phải hiểu thật nhanh,
Rằng người Nga liệu có thích chiến tranh.
Tanhia dịch 9.2006

Có thể nghe bài hát này tại đây do M.Bernes thể hiện:

http://www.4shared.com/file...._.html?

Chúc cả nhà đón Trung thu vui vẻ nhé happy


Nuoc Nga - Tinh yeu

Post edited by Tanhia - Пт, 06-10-2006, 13:52:24
 
BinBenDate: Пн, 09-10-2006, 16:08:04 | Message # 10
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
Sao khong thay ten Tanhia trong so cac dich gia nhi?
Chac Bo VHTT hoac Hoi nha van lai co so suat gi day


Chao cac ban yeu quy.
 
TanhiaDate: Вт, 10-10-2006, 15:15:46 | Message # 11
TV nhiệt tình
Group: TV chính thức
Posts: 20
Reputation: 0
Status: Offline
Tanhia thuộc biкn chế của tổ dịch thх "chuồn chuồn" BB ạ shy

Nuoc Nga - Tinh yeu

Post edited by Tanhia - Вт, 10-10-2006, 15:18:59
 
vitgac2Date: Пт, 27-10-2006, 09:35:24 | Message # 12
Kha nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 63
Reputation: 0
Status: Offline
JOSEPH BRODSKY (24/5/1940-28/01/1996)

Giải Nobel Văn học 1987

* Nhà thơ Mỹ gốc Nga

* Nơi sinh: Saint Petersburg (Nga)

* Nơi mất: New York (Mỹ)


Joseph Brodsky (1940-1996)

Joseph Brodsky được tặng giải Nobel nhờ sự sáng tạo mang tính khái quát. Sự sáng tạo này được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng rõ ràng và một niềm đam mê mãnh liệt đối với thơ ca.

Joseph Brodsky (tên tiếng Anh; tên gọi theo tiếng Nga là Iosif Alecxandrovitr Brodski - Иосиф Александрович Бродский) là một hiện tượng hiếm có của nền văn học thế kỉ XX, viết thơ, văn xuôi, kịch, tiểu luận, dịch thuật, sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh, từng được vinh danh là “nhà thơ tổng kết nền thơ nhân loại”, mặc dù thời trẻ chưa học hết phổ thông trung học nhưng qua các nẻo đường đời say mê và nỗ lực tự học, tự nghiên cứu, ông đã có một vốn hiểu biết văn hóa và nghệ thuật vô cùng sâu sắc, được coi là một trong những nhà thơ trí tuệ nhất thời đại của mình. J. Brodsky được tặng giải Nobel nhờ sự sáng tạo mang tính khái quát cao được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng rõ ràng và một niềm đam mê mãnh liệt đối với thơ ca.

Tình yêu (ЛЮБОВЬ) là một bài thơ đặc sắc của thi hào Nga này.

ЛЮБОВЬ

Я дважды пробуждался этой ночью
и брел к окну, и фонари в окне,
обрывок фразы, сказанной во сне,
сводя на нет, подобно многоточью,
не приносили утешенья мне.

Ты снилась мне беременной, и вот,
проживши столько лет с тобой в разлуке,
я чувствовал вину свою, и руки,
ощупывая с радостью живот,
на практике нашаривали брюки
и выключатель. И бредя к окну,
я знал, что оставлял тебя одну
там, в темноте, во сне, где терпеливо
ждала ты, и не ставила в вину,
когда я возвращался, перерыва
умышленного. Ибо в темноте -
там длится то, что сорвалось при свете.
Мы там женаты, венчаны, мы те
двуспинные чудовища, и дети
лишь оправданье нашей наготе.
В какую-нибудь будущую ночь
ты вновь придешь усталая, худая,
и я увижу сына или дочь,
еще никак не названных, - тогда я
не дернусь к выключателю и прочь
руки не протяну уже, не вправе
оставить вас в том царствии теней,
безмолвных, перед изгородью дней,
впадающих в зависимость от яви,
с моей недосягаемостью в ней.

Tình yêu

Hai bận anh thức giấc đêm nay,
lần tới bên cửa sổ, đèn đường soi cửa sổ,
mảnh câu đứt quãng trong mơ
như dấu ba chấm, làm mọi điều tắc nghẽn,
không giúp nổi anh yên dạ.

Em hiện lên trong mơ có bầu và thế,
bao nhiêu năm rồi với em sống chia ly,
anh cảm thấy lỗi mình và đôi tay
sung sướng dậm dò lên bụng,
nhưng thực ra thì lại dò quần
và công tắc điện. Lê tới bên cửa sổ,
anh biết anh đã bỏ em một mình
ở đấy, trong bóng đêm, trong cơn mơ,
em kiên nhẫn đợi chờ, không hề trách
Sự chia cắt cố tình, khi anh trở lại.
Vì trong bóng tối sẽ kéo dài cái bị ngừng trong ánh sáng.
Ở đấy chúng ta thành thân, cử hành hôn lễ,
chúng ta hóa quái vật hai lưng và lũ trẻ
chỉ là sự biện minh cho trần trụi đôi mình.

Trong một đêm nào đó tương lai
em lại đến gày gò, mệt mỏi
và anh sẽ gặp con trai hay con gái
hẵng vô danh - anh khi đó
sẽ không bật công tắc đèn
và không giơ tay ra, không để mẹ con em
trong vương quốc bóng đêm đấy
câm lặng, trước hàng rào ngày tháng
rơi vào cảnh phụ thuộc hiện thực
mà anh không thể bao giờ vươn tới...

Hồng Thanh Quang dịch

 
BinBenDate: Пт, 27-10-2006, 09:42:04 | Message # 13
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
Hà ơi, thơ Joseph Brodsky cứ là lạ ấy nhỉ.
Thơ này đọc kỹ mới thấy hay. Hà còn bài nào nữa chia sẻ đi. Tớ cũng mới được Hà khai phá văn minh đấy


Chao cac ban yeu quy.
 
vitgac2Date: Чт, 02-11-2006, 10:08:35 | Message # 14
Kha nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 63
Reputation: 0
Status: Offline
Sưu tầm từ vietnamnet tặng Huệ

N.GUMILOV

Giác quan thứ sáu

Tuyệt vời rượu vang vì ta mà nồng say
Tuyệt vời bánh mì đôn hậu vì ta mà tự vào lò nướng
Tuyệt vời người đàn bà đã làm ta đau khổ chán chê
Rồi mới cho ta hưởng niềm hoan lạc.

Nhưng biết làm gì đây với ánh hoàng hôn hồng tía
Trên bầu trời cứ mỗi phút lạnh dần
Nơi chỉ có sự im lặng, yên tĩnh ngoài trần thế
Biết làm gì đây với những vần thơ bất tử?

Không ăn, không uống, không ôm hôn được
Những phút giây bay qua không thể giữ lại,
Và chúng ta vật vã khóc than, như cứ phải
Đi qua tất cả, đi qua tất cả.

Như cậu bé quên bẵng những trò chơi con trẻ,
Thỉnh thoảng nhìn trộm những thiếu nữ tắm trần.
Dẫu chưa biết gì về tình yêu,
Vẫn khắc khoải một ước mong bí ẩn,

Như thuở nào trong rừng nguyên thuỷ
Con vật bò sát với tấm thân trơn nhầy
Rống lên vì bất lực, khi cảm thấy
Sức nặng của đôi cánh, trên vai mình, còn chưa mọc.

Và cứ thế, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, cho đến bao giờ hỡi Chúa
Dưới dao mổ của thiên nhiên và nghệ thuật
Trí tuệ chúng con gào thét, xác thịt chúng con suy kiệt
Cố đẻ ra cơ quan cho giác quan thứ sáu.

GS Phạm Vĩnh Cư dịch

Huệ có nguyên bản tiếng Nga thì post nhé (bạn cứ hỏi GS Phạm Vĩnh Cư ấy :) )


Loi chao nong nhiet tu TP HCM.
 
MEIDate: Чт, 02-11-2006, 10:38:44 | Message # 15
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 89
Reputation: 0
Status: Offline
Post thay Huệ, được không, Hà ?

Шестое чувство - Николай Гумилёв

Прекрасно в нас влюбленное вино
И добрый хлеб, что в печь для нас садится,
И женщина, которою дано,
Сперва измучившись, нам насладиться.

Но что нам делать с розовой зарей
Над холодеющими небесами,
Где тишина и неземной покой,
Что делать нам с бессмертными стихами?

Ни съесть, ни выпить, ни поцеловать.
Мгновение бежит неудержимо,
И мы ломаем руки, но опять
Осуждены идти всё мимо, мимо.

Как мальчик, игры позабыв свои,
Следит порой за девичьим купаньем
И, ничего не зная о любви,
Все ж мучится таинственным желаньем;

Как некогда в разросшихся хвощах
Ревела от сознания бессилья
Тварь скользкая, почуя на плечах
Еще не появившиеся крылья;

Так век за веком - скоро ли, Господь? -
Под скальпелем природы и искусства
Кричит наш дух, изнемогает плоть,
Рождая орган для шестого чувства.

1921.

 
Diễn đàn » Văn học - nghệ thuật » Văn học nước ngoài » Thi ca Nga
  • Страница 1 из 2
  • 1
  • 2
  • »
Поиск:


Хостинг от uCoz