24-04-2024, 03:38:48
Trang chủ BÀI VIẾT CỦA HỘI VIÊNĐăng kýTruy cập
Chào mừng Quý khách đã đến với diễn đàn của Hội Lưu Học sinh Việt nam 
[ Các tin mới · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]
  • Страница 1 из 1
  • 1
Diễn đàn » Kinh tế - xã hội » Quốc tế » Khi tình yêu chết
Khi tình yêu chết
PQADate: Ср, 25-10-2006, 16:02:37 | Message # 1
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 375
Reputation: 0
Status: Offline
Khi tình yêu chết

“Ôi nước Nga, ôi nước Nga, nước Nga - Tổ quốc của tôi”. Hầu như tất cả các lưu học sinh Việt Nam ở Nga thế hệ trước đều biết giai điệu của bài hát này. Và hầu như tất cả họ đều cảm thấy nước Nga thực sự là tổ quốc thứ hai của mình. (Thành Nam)

Người gửi: Nguyễn Thành Nam
Gửi tới: Ban Thế giới
Tiêu đề: Khi tình yêu chết

Tôi cũng là một người như vậy. Tôi nhớ bà giáo Larisa dạy tiếng Nga, kiên trì dạy từng câu thơ của Sergey Esenhin, cất công dẫn chúng tôi đến tận Iasnaia Poliana quê hương của Lev Tonstoi. Tôi nhớ anh bạn Xasa cùng phòng, suốt ngày say rượu nhưng sẵn sàng chia sẻ miếng salo (mỡ muối). Tôi nhớ thầy giáo Yuri đã động viên khi tôi buồn xo vì không hiểu bài báo mà ông bắt đọc: “Mày yên tâm đi, cả thế giới chỉ có 5 người tự nhận là hiểu bài báo này thôi”. Tôi nhớ quay quắt những cánh rừng bạch dương khơi nguồn dòng nước ngọt ngào mỗi khi xuân đến, những thảo nguyên mênh mông tràn đầy hoa cúc dại.

Và không phải chỉ tôi. Vợ tôi day dứt không ngủ được vì không thể tìm được cô bạn Nga cùng phòng giờ lưu lạc ở đâu. Vợ tôi đặt tên hai con tôi là Siren (tên một loài hoa dại ở Nga, tương tự như hoa giấy) và Luna (là mặt trăng) và thường xuyên kể cho chúng chuyện được bà công nhân trong nhà máy đúc gang chăm sóc từng bình sữa, từng khúc bánh mỳ.

Tôi nhớ những câu tiếng Nga đầu tiên trong bài hát mẹ dạy lúc 4 tuổi: “siraka, strana maia rodnaia” có nghĩa là “đất nước rộng lớn thân yêu của tôi”. Tôi nhớ ba tôi đã thất vọng thế nào khi Liên Xô sụp đổ. Tôi biết các con tôi đều thích và thuộc các bài hát Kachiusa hay Chiều hải cảng. Tôi nhớ những giọt nước mắt lăn dài trên má các bạn tôi, những đồng nghiệp của tôi mỗi dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười.

Vẫn biết là chẳng có gì không thay đổi, rằng nước Nga trong lòng chúng tôi chưa chắc đã phải là nước Nga hiện nay. Nhưng vẫn cảm thấy quá ngỡ ngàng khi tòa án Saint Peterburg tuyên bố vô tội cho những kẻ bị tình nghi đã giết hại Vũ Anh Tuấn. Tôi không quan tâm đến đấy là lỗi của đoàn bồi thẩm hay bộ máy điều tra. Tôi thấy ánh mắt âu lo của anh bạn, một fan nước Nga cuồng nhiệt hơn tôi nhiều, nhưng có con đang học bên đó. Tôi không thể cười khi một số lưu học sinh mới về nước chia sẻ: “Anh ơi, bọn em bên đấy học thêm được môn chạy, để phòng thân mỗi khi gặp đầu trọc. Gặp công an còn sợ hơn gặp đầu trọc”.

Hôm qua, con gái tôi thông báo: “Ba, bọn lớp con đang rủ nhau đến trước cửa sứ quán Nga”.

Với tôi và vợ tôi, tình yêu nước Nga là một tình yêu vĩnh viễn, một tình yêu không đòi hỏi, không cần lý giải. Ước gì con chúng tôi cũng có được một tình yêu như thế!

Vnexpress


Chuc cac ban luon vui ve.
 
vhlinhDate: Ср, 25-10-2006, 21:33:27 | Message # 2
Rat nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 188
Reputation: 0
Status: Offline
Hôm qua mình và ông xã cũng lướt qua một số tin tức liên quan đến tình hình vụ Vũ Anh Tuấn do gia đình cũng có người thân đang ở Nga. BBC đưa tin nhiều nhất và rõ ràng nhất về vấn đề này. Một số bài như " Sẽ kháng án đến cùng" ít ra còn làm dịu lòng người một chút. Mình cũng đang tự hỏi tại sao Web của mình không ai đả động gì đến kết quả xử án này mặc dù tên của Web là LHS?
Anh Nam đặt title bài là " Khi tình yêu chết" mình cũng hiểu đó là tâm trạng sốc của một người đang yêu ngỡ mình bị phản bội mà thôi. Tình yêu nước Nga không thể chết. Nói đúng hơn là tình cảm dành cho những gì thuộc về những năm tháng đã qua không bao giờ chết. Tuy nhiên, sự vận hành của xã hội có tính qui luật rất cao và tình yêu nước Nga, vì vậy, cũng cần tỉnh táo. Nước Nga với cảnh đẹp và sự nhân hậu vốn là bản chất của con người Nga, cần phải được đặt sang một bên và Nước Nga- với tất cả những lộn xộn của một thể chế chính trị xã hội khó định hình hiện nay, cần phải được đặt sang một bên. Không thể cứ mãi tưởng tượng và mù quáng ôm ấp, áp đặt Tình yêu của mình dành cho cảnh và người của nước Nga xưa với những gì đang và có thể xảy ra trong ngày hôm nay.
Bản thân mình, nếu có ai sưu tầm chữ ký điện tử để xem xét lại vụ này thì mình sẽ ký. Ký xuất phát từ mong muốn làm sáng tỏ vấn đề. Phạm vi vĩ mô hơn là vấn đề của Nhà nước.
Dù sao đi chăng nữa, mình thấy có lẽ là may mắn chăng khi mình chưa bao giờ quay trở lại Nga từ 1990 đến bây giờ. Tốt hơn hay xấu hơn, đó là sự phán xét của lịch sử. Còn mình, khi nghe lại bài hát " Chiều Matxcơva" lòng vẫn ngập tràn những cảm xúc đẹp về phong cảnh và con người Nga. Mong sao Tình yêu đừng chết. Làm thế nào để Tình yêu với những kỷ niệm về nước Nga đừng chết?

Добавлено (25-10-2006, 20:33:27)
---------------------------------------------
MÙA ĐÔNG nước Nga.

Khi đường biên giới giữa Nga và Phần Lan được xác định lại, một nông dân Nga được cho biết biên giới sẽ chạy ngang qua ngay giữa khu đất của anh ta. Vì thế, anh ta có thể chọn lựa hoặc ở bên đất Nga, hoặc ở bên đất Phần Lan. Anh hứa sẽ suy nghĩ nghiêm túc rồi quyết định sau. Vài tuần sau đó, anh tuyên bố rằng anh muốn sống bên Phần Lan. Một sĩ quan Nga đến gặp anh, giải thích cho anh những thuận lợi của việc nhập qua nước Nga.
Nghe xong lời giải thích, người nông dân nói:" Tôi hoàn toàn đồng ý với những gì ông nói. Thật vậy, từ trước tới nay tôi vẫn luôn luôn ao ước được sống bên Đất Mẹ Nga yêu dấu. Nhưng ở tuổi tôi, tôi sợ mình không thể sống sót qua một MÙA ĐÔNG nữa của nước Nga.


Chuc vui ve

Post edited by vhlinh - Ср, 25-10-2006, 21:50:02
 
PQADate: Ср, 25-10-2006, 22:57:49 | Message # 3
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 375
Reputation: 0
Status: Offline
Hằng à,
Theo mình, xã hội nào cũng có mặt tốt, mặt trái, có nhiều hạng người. Một số người xấu và một bộ phận của chính quyền không thể đại diện cho nước Nga được. Hồi học bên đó, không phải người Nga nào cũng tốt, cũng nhân hậu nhưng những gì tốt đẹp nó lớn hơn rất nhiều và bọn mình rất yêu nước Nga, con người Nga đúng không?
Tình yêu nước Nga không chết, chỉ không phẳng lặng thôi.


Chuc cac ban luon vui ve.
 
maiC4Date: Чт, 26-10-2006, 13:36:50 | Message # 4
Kha nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 79
Reputation: 0
Status: Offline
Nhất trí, nước Nga không chết trong tình cảm LHS chúng mình. Chỉ có người Nga mới có thể làm hình ảnh nước Nga đẹp lên hay xấu đi trong mắt mọi người mà thôi!
 
thuhanga4Date: Чт, 26-10-2006, 22:59:50 | Message # 5
Chua nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 6
Reputation: 0
Status: Offline
Những câu chuyện buồn về nước Nga mấy ngày qua cũng làm mình hẫng hụt và mất đi hy vọng rằng có một ngày có dịp cùng với các bạn quay trở về thăm lại nước Nga nơi lhs82-83 chúng ta ai cũng có đầy ắp những kỷ niệm. Đành rằng ký ức đẹp về nước Nga chúng ta ai cũng giữ trong trái tim mình, nhưng những câu chuyện về nước Nga mình đọc được làm mình thực sự hoang mang quá liệu có phải nước Nga trước đây của chúng ta giờ đã không còn? Mình post lên một số bài để các bạn cùng chia xẻ. Rất mong các bạn đang sống ở nước Nga hãy lên tiếng để bọn mình có thể phần nào cảm thấy tình yêu sâu nặng với nước Nga của chúng ta không bị phản bội lại một cách phũ phàng.
--------------------
Tôi lên đường sang Nga sau vụ khủng bố nhà hát ở Moscow, cũng phải mãi mới được cấp Visa vì lúc này Visa được cấp qua đường bộ nội vụ thay vì bộ ngoại giao như trước kia. Mặc dù đã được bạn bè cảnh báo rõ ràng về tình trạng an ninh ở Nga, và có phong thanh tin tức qua ông chú đã trôi dạt do bị dí sung vào đầu bắt đưa tiền trong những năm 90-93 nhưng trong tôi một niềm tin về nước Nga tươi đẹp với những con người Nga hồn hậu, tốt bụng không hề bị phai nhạt.

Chắc cũng chỉ là những tai nạn con con hoặc những vụ cướp giống ở Việt Nam thôi, có gì mà sợ - Tôi tự nhủ với chính mình như thế.

Ngắm nước Nga trong một buổi chiều đông mưa phùn, buồn ảm đạm. Hai anh bạn đón tôi trên chiếc xe Lada, vừa đi vừa nói chuyện. Từ trong xe tôi yên lặng ngắm nước Nga và người Nga qua cửa kính xe mờ mờ. Đi được một đoạn 2 anh nói với nhau: “Sao ông lại đi đường này, đường này bọn công an nó hay hỏi giấy tờ bỏ mẹ?”. Người đang lái xe bảo: Nhưng mà đường này nó khôgn tắc, chứ đường kia biết đến bao giờ về đến nhà. Tôi hỏi lại: “Thế các anh không có giấy tờ xe à?”. Một anh nói gọn lỏn: “Đối với bọn cảnh sát Nga, giấy tờ không có ‎y nghĩa gì cả”.

Добавлено (26-10-2006, 21:55:50)
---------------------------------------------
Xe dừng trước chân Ốp. Các bạn giúp tôi khuân va ly vào, trên vỉa hè phủ đầy một lớp băng dầy. Nước Nga đón tôi bằng một cú ngã đau điếng, ngồi phệt đít xuống băng, vì tôi đi giày cứng và không quen đi trên băng. Ngày hôm sau chúng tôi lên làm giấy tờ và đi học ngay thứ 2 của tuần mới sau đó.

Chúng tôi đi học được khoảng gần 1 tháng, lúc này đường từ nhà đến trường đã gần gũi thân thuộc, chỉ có đi từ nhà ra bến Metro cạnh đó, rồi đi 2 bến nữa, rồi chui lên, rồi đi bộ đến trường, tất cả cũng chỉ 45 phút, chẳng xa xôi gì.

Một buổi chiều, cả lớp chúng tôi đi học về. Lớp học tiếng Nga có 9 người, anh em chúng tôi đã được những người đi trước dặn là không nên đi lẻ một mình, nên đi tập trung về tập trung, trong túi mỗi người nên có 1 vài trăm rúp để bắt taxi.

Chúng tôi chia thành tốp nhỏ 2-3 người đi cách nhau không xa để người nọ nhìn thấy người kia. Chả hiểu sao hôm đó có 2 ông em lại nhong nhong đi trước. Khi qua khúc ngoặt để vào metro thì chúng tôi không thấy 2 đứa đâu. Đi thêm 1 đoạn nữa thì thấy 2 chú em bị 2 thằng choai choai mặt đỏ, tay mỗi thằng cầm 1 chai bia, khoác vai 2 bên đang lè nhè mời uống bia và xin tiền. Bọn tôi đến gần cầm tay thằng em định lôi đi.

Bỗng nhiên tôi thấy mặt mũi tối sầm, Một thằng thứ 3 đứng ở gần chỗ lối đi vào đã đấm tôi. Khi định thần trở lại tôi nhìn thấy khoảng them 6-7 thằng nữa đang quay lại chỗ các chú em đi phía sau. Hai thằng say ruợu lúc này cũng đang quay ra đấm tới tấp vào mặt 2 thằng em mà chúng vừa khoác vai. Mấy chú em đi sau do nhìn thấy nên hầu hết bỏ chạy được, chỉ có tôi và anh lớn kia và 2 thằng cu em bị chịu trận. Bọn tôi bị đạp ngã dúi ngã dụi, môi chảy máu sưng vều, cũng may mà bọn chúng tản mát, nên bọn tôi cũng dễ dàng đứng dậy được và bỏ chạy vào trong Metro.

Lúc đó là khoảng 5h30 chiều, lúc chúng tôi bị đánh là lúc tan tầm, rất đông người đi lại. Lúc chúng tôi ôm mặt chạy vào được trong metro cũng còn kịp nhìn thấy người Nga tránh ra khỏi chỗ đánh nhau, họ đi lại bình thường như đây là việc thường ngày ở huyện. Họ nhìn những người bị đánh với con mắt dửng dưng, vô cảm, không có cả một chút thương hại trong những ánh mắt ấy. Lúc ở Việt Nam tôi rất khó chịu với việc xúm đông xúm đỏ vào những vụ tai nạn, những vụ đánh nhau. Nhưng lúc này tôi chỉ cầu trời được một đám đông như thế, nói dại, giá bọn nó có đánh chết bọn tôi thì cũng chả ai cần để y cả …

Về sau này nhiều lúc thấy các bà già và các cô gái cho những con chó ghẻ ở Metro ăn và nựng chúng, tôi thầm liên hệ và thường mong rằng: Giá những người nước ngoài ở Nga được đối xử tốt như với những con chó ghẻ kia thôi, có khi đó cũng là niềm hạnh phúc đối với họ.

Добавлено (26-10-2006, 21:56:58)
---------------------------------------------
Người nước ngoài trong mắt người Nga .

Có một và chỉ có một từ và chỉ cần một từ đó là: Kỳ thị.

Sự kỳ thị xảy ra ở mọi nơi mọi lúc. Bạn đến bến tàu mua vé tàu ư? Bạn đến trước cả tuần chỉ để mua vé một chuyến tàu từ Len lên Mowcow. Bạn cũng sẽ nhận được ghế phải nằm giuờng trên và gần toilet (bị quấy rầy suốt trong hành trình vì mùi và tiếng mở đóng của toilet). Nếu bạn hỏi: “Tại sao lại như thế? đổi cho tao vé khác”. Thì cái mà bạn nhận được sẽ là cái nhìn khinh miệt với câu trả lời: “Hết vé rồi”. Bạn vào siêu thị ra rồi ra quầy thanh toán ư: Bạn sẽ nhận được những cái nhìn thiếu thiện cảm và nếu bạn chỉ cần vì không đủ tiền mà phải trả lại một món hàng thì bạn sẽ nhận lại những câu làu bàu rất thiếu tôn trọng. Bạn đi đến những khu giải trí ư? Bảo vệ sẽ ngăn cản bạn. Hỏi vì sao? Nó sẽ không thèm nói gì mà chỉ lên cái bảng nội quy ở gần đó trên đó viết: “Có thể không cho vào mà không cần lí do”. Nếu bạn bị đánh và báo với cảnh sát thì sao? đừng có dại bởi có khi bạn sẽ bị cảnh sát đánh bạn trước sau khi đã lôi bạn vào đồn của chúng (Một chú đen ở ốp của tôi khi bị đánh ở Metro đã bị cảnh sát đánh vì đi báo). Bạn bị mất đồ, báo cảnh sát ư? Đừng mất thời gian thế, bởi cái mà bạn nhận được sẽ là thế này: “Tao nói cho chúng mày biết là, chúng tao sẽ điều tra, nhưng mà theo tao thì việc tìm ra hay không thì chưa chắc, nhưng chắc chắn một điều là chúng mày sẽ liên tục bị gọi lên để thẩm vấn” …

Ở nước nga hiện nay rất nhiều người nước ngoài sinh sống và học tập. Và thật là trớ trêu, những cái giống mọi rợ đầu đen ấy lại giàu có hơn là những người Nga xinh đẹp. Thử điểm một số những công việc của bọn mọi ấy xem chúng đã phải làm những gì?

Những người Việt Nam thì thường ra chợ bán hàng vải vóc và nhà hàng, những người Tàu thì với đầu óc tốt hơn, tinh thần đoàn kết hơn họ thường có các cửa hàng cũng bán vải vóc hoặc là làm các nhà hàng kiểu Trung Hoa. Những người Ả rập, họ thường có quán ăn nhanh kiểu ả rập, hoặc chạy xe taxi. Những người từ các nước cộng hòa cũ như Uzơbekixtan, Ucraina, Moldavi, … thì họ thường làm các nghề rất nặng nhọc như cào tuyết, thợ cơ khí, sửa các đường ống ga, khí, ra chợ bán hoa quả,…

Các bạn đã bao giờ đứng dưới trời tuyết lạnh khoảng -15-16 độ trong 6-8h chưa? Nếu các bạn đã đứng được với thời gian đảm bảo chỉ một nửa thôi, và cũng chỉ cần 1 ngày thôi, các bạn sẽ cảm thấy sự vất vả và nặng nhọc của những nghề này. Với những người Nga, nhất là phố nhớn như Moscow hay Len thì chả bao giờ người ta thèm làm những nghề này. Với gái Nga, họ có thể rao trên mạng với giá 1500 rúp (khoảng 700 nghìn) một giờ chứ không bao giờ họ chịu ra ngoài trời lạnh mà chỉ được có khoảng 500- 1000 rúp một ngày. Người Nga là những người quen với khí hậu này nhưng xin thưa, đừng bao giờ mơ họ sẽ làm những công việc trên, dẫu có phải chết. Người nước ngoài kiếm tiền bằng mọi cách có thể, miễn là trong sạch và chính đáng. Bạn có thể dễ dàng bắt taxi và mặc cả với những chú ngoại quốc ở bên này, nhưng bạn sẽ cực kỳ khó khăn bắt được xe taxi của người Nga lái, đơn giản là họ cũng chỉ đi 1 mình đến nơi làm việc, nhưng họ không thích, hoặc không ưa ngoại quốc, thế thôi.

Ấy vậy nhưng họ luôn mồm gào lên là những người nước ngoài cướp mất công việc của họ. Họ nhồi sọ cho lớp trẻ rằng thì là: Tại sao chúng ta nghèo, tại sao bọn đầu đen, bọn mọi rợ, bọn nhọ lại được ôm những cô gái đẹp nhất của chúng ta? Còn chúng ta là chủ nhân của đất nước thì lại không được? Tất cả chỉ tại vì bọn người nước ngoài nhập cư, chúng đã lừa đảo chúng ta, đã kiếm tiền bằng cách lừa đảo chúng ta, đã cướp những công việc của chúng ta và đẩy chúng ta đến việc là chúng ta bị mất tất cả.

Với những cái đầu vốn ngố và lợn một cách “cơ bản, toàn diện, vững chắc” (@ bác Thổ Phỉ) thì quả thật là đúng. Một thực tế rất phũ phàng là ở Nga, những chú đen là những chú được ôm những con Nga ngon nhất, trắng nhất, chân dài nhất, mông to nhất, nguời nuột nhất, rồi đến các chú Ả rập. Bọn Tàu và bọn Cộng là bọn đi xe ngon và nhiều xe nhất, tiêu tiền thỏa mái và hay đi nhà tắm hơi có gái cởi truồng dùng vú mát xa, thay bồ như thay sịp. Vào phòng thằng sinh viên nào của Tàu hay Cộng cũng là đầy đủ nhất. Làm khách của ngoại quốc bao giờ cũng được ăn uống thỏa mái, bia ruợu rót tràn ly, coi trọng đãi như thượng khách.

Mới đây trên kênh truyền hình NTV của Nga có tổ chức một show có cho mời rất nhiều gái Nga và một vài gia đình có vợ người Nga, chồng là ngoại quốc. Trong show này họ đã đưa ra con số là cứ 3 gái Nga thì có 2 cô muốn lấy chồng ngoại quốc bất kỳ là thằng ngoại quốc nào.

Một cô có chồng người việt nam (em quên tên bác ấy rồi) được hỏi là: “Tại sao mày lại lấy chồng ngoại quốc?”. Cô ta trả lời: “Đơn giản là vì nó không uống ruợu, hút thuốc, chiều vợ con, đã không đánh chúng tao lại còn chăm sóc chúng tao tận tình nên tao thích lấy nó”.

Một lô một lốc những câu hỏi đặt ra cho gái Nga và tựu trung lại lí do chúng muốn lấy chồng ngoại quốc là vì: “Không ruợu, không thuốc, không đánh vợ”, đó là tất cả những thói xấu của bất kì một thằng đàn ông Nga nào. Những câu trả lời như thế là một cái tát rất mạnh vào lòng kiêu hãnh của nước Nga, những con người vẫn được ca ngợi là tài giỏi, lịch lãm.

Добавлено (26-10-2006, 21:58:43)
---------------------------------------------
Lên xe cảnh sát

Bà chị của mấy anh em chúng tôi phải vào bệnh viện. Chúng tôi bàn kế hoạch vào viện thăm chị. Bệnh viên phụ nữ ở khá xa chỗ chúng tôi ở, một vùng có cái chợ rất to. Lúc đến thăm chị thì không sao, đến lúc về quãng tầm 4h chiều, đang tắt sang đường đi bộ ra metro thì 2 anh em chúgn tôi thấy một cô gái Nga dơ tay vẫy lên về phía ngược với chúng tôi (con này chuyên đứng chỉ điểm nếu có người nước ngoài thì sẽ vẫy bọn cảnh sát đi xe gần đó báo hiệu). Quả nhiên, chỉ sau 2 phút đã thấy 1 xe cảnh sát đi sát vào chỗ bọn tôi, xe dừng và 1 chú cảnh sát bắt chúng tôi cho xem giấy tờ. Chú này xem giấy tờ qua loa rồi bảo: Giấy của chúng mày khả năng là giả, chúng mày phải vào xe để chúng tao đem đi kiểm tra. Chúng cho chúng tôi lên xe rồi chở về nơi cách chúng tôi đứng khoảng 2 km. Lúc này ở trong xe diễn ra một cuộc hỏi đáp như thế này:

- Chúng mày là sinh viên à?
- Đúng.
- Mày có thẻ sinh viên không?
- Có. (đưa thẻ ra và kiểm tra qua loa)
- Tại sao sinh viên lại đến vùng này?
- Theo chúng tao được biết thì không có luật nào cấm sinh viên đến vùng này cả.
- Tao hỏi là chúng mày đi đâu? (gắt lên)
- Chúng tao đi thăm chị tao ở bệnh viện.
- Tại sao chúng mày lại không có Passport?
- Tại vì trường tao đang thu passport để gia hạn hộ khẩu.
- Tại sao cái ảnh của thằng này lại khác ảnh của thằng kia.
- Thế mày muốn 2 chúng tao có 1 ảnh à?
- Tao muốn hỏi tại sao mày thì ảnh màu, thằng kia thì ảnh đen trắng?
- Trường tao không quy định ảnh khi bọn tao nộp.
- Có thật thế không?
- Mày có thể gọi điện cho nó mà hỏi, số điện thoại của nó ở trên giấy của tao đấy.
- Tại sao trường mày nó lại thu passpost của chúng mày?
- Vì luật của chúng mày bắt phải thế.
- Chị chúng mày ở vùng nào?
- Chị tao ở số nhà …, đường …, vùng
- Tại sao chị mày ở vùng đấy mà lại nằm viện ở vùng này?
- Tao cho mày số đt của chị tao và bác sĩ mày có thể hỏi bà ấy.
- Tại sao 2 thằng mày lại đi từ hướng chợ ra?
- Bọn tao đi từ bệnh viện ra, chả biết chợ nào cả.
- Của thằng này (chỉ vào tôi), giấy tờ của mày còn 1 ngày nữa là hết hạn. Tại sao mày vẫn đi?
- Hết ngày mai tao vẫn đi bằng giấy tờ này, bọn mày có quyền bắt tao.

Đến lúc này thì chú hỏi cung hỏi với lên trên: “Sếp ơi, bây giờ chúng mình đi đâu?”. Về sau chúng tôi mới biết, thằng đội trưởng bao giờ cũng là thằng ngồi trong xe điều khiển để tránh bị quay phim chụp ảnh, nó thường mặc thường phục. Bọn chúng rất sợ bị quay phim chụp ảnh và ghi âm, vì thế nên trong xe chúng không cho chúng tôi được cử động.

Chúng chở chúng tôi tiếp tục thêm khoảng hơn 1km nữa rồi thả xuống, thật may mắn khi hỏi người qua đường thì đi bộ rất gần đến một metro. Sau này nhiều người Việt thường kể là khi mà không hoạnh họe được gì, thường chúng chở ra tít ngoại ô, đi bộ cũng chết mà bắt xe cũng chết. Chúng tôi vẫn còn may chán

Добавлено (26-10-2006, 21:59:50)
---------------------------------------------
“Luật rừng, đừng đỏi hỏi gì chú em ạ”

Một lần sinh viên toàn Len (tên người việt thường gọi thành phố Saint Peterburg) tổ chức bóng đá mùa đông. Chúng tôi rất vui vẻ tham gia mặc dù chỉ làm cổ động viên, trường tôi lọt vào đến trận chung kết. Nhưng ngặt một nỗi, trận chung kết lại thường tổ chức vào một trong những ngày gần 20 tháng 4- ngày sinh nhật Hít le, những ngày có thể nói là hãi hùng đối với những người nước ngoài tại Nga. Những dịp này, nói như dân ta vẫn thường nói, đó là phong trào: Ra sức thi đua lập công, lập thành tích chào mừng sinh nhật Hít le” của bọn cực hữu ở Nga. Thật là kinh khủng vì mỗi thành tích của chúng là một mạng người ra đi, hoặc là một người sống thành tật do bị đánh đập, không bị chấn thương vì thể xác thì cũng bị chấn thương nặng nề về tinh thần.

Chính vì lí do trên mà mỗi lần có tổ chức bong đá hoặc các cuộc di chuyển vào những ngày này, chúng tôi thường chọn một phương án hợp lí là đi nhóm đông người hoặc đi taxi. Lần ấy, thật là may mắn, tôi được một anh bạn sống lâu ở đây cho đi nhờ ô tô đến xem và hứa sẽ chở về tận nhà. Tôi vui vẻ nhận lời đi cùng anh và gia đình. Đến gần sân bóng, lúc đi qua một chỗ đèn xanh đỏ, một chú cảnh sát đứng ra chặn xe tấp vào bên đường. Và đây là cuộc nói chuyện giữa cảnh sát và anh lái xe:
- Cho xem giấy tờ. (Đưa giấy tờ xong, chú chỉ liếc mắt qua)
- Mày cho tao 500 rúp rồi đi.
- Tại sao tao lại phải cho mày 500 rúp? Tao có sai gì đâu?
- Đơn giản là tại vì mày đi xe Audi A8, còn mày thích sai thì có khó gì đâu.
- Tại sao mày lại bảo là tao thích sai, mày chỉ ra tao sai đi.
- Tao sẽ chỉ cho mày thấy là mày phóng nhanh trong thành phố với tốc độ hơn 80 km/h? Hay là mày thích trong xe mày có heroin?
- Mày không thể làm thế với tao được?
- Ừ, nếu mày không thích thì mày có thể kiện tao ra tòa.

Đến lúc này thì anh bạn tôi không còn giữ bình tĩnh được nữa, anh rút 500 rúp ném vào mặt thằng cảnh sát và chửi thề ngay trước mặt nó.
- Đ mẹ mày, tao còn lạ gì cái tòa án và luật pháp của nước mày

Thằng cảnh sát điềm nhiên cho tiền vào túi, cảm ơn và cho chúng tôi đi. Lúc về anh chở cả nhà vào ăn Mc Donald anh bảo tôi (vốn cũng hay cãi ly): “Luật ở đây là luật rừng, đừng có đòi hỏi gì chú em ạ.”


Chao moi nguoi.
 
BinBenDate: Пт, 27-10-2006, 09:59:56 | Message # 6
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
Hằng ơi, thế mà tớ vẫn chưa từ bỏ ý định qua thăm lại nước Nga, thăm lại Odessa đâu. Vừa rồi giữa năm 2006, trường KT Odessa tổ chức 60 năm thành lập trường và điện về cho Hội Cựu LHS Ktế Odesa để mời sang tham dự. Nếu không vướng bận bọn trẻ con chắc bọn mình cũng đã làm 1 chuyến đi ( tất nhiên là sau khi xin được visa của chồng)
Trường tớ vẫn còn giữ mối quan hệ với 1 số giáo viên trong trường. Việc này duy trì được là do các anh chị sinh viên năm trên. Năm 2005, các anh chị cũng đã đón 2 bà giáo tiếng Nga sang Việt nam chơi và dưỡng bệnh.
Các LHS trường mình cũng góp tiền để giúp các bà giáo. Chị Quý (hiện là giảng viên trường kinh tế Quốc dân) còn đón bà giáo về nhà chăm sóc, hàng ngày sắc thuốc bắc ...
Những tình cảm với nước Nga, với con người Nga trong LHS chúng mình chưa chết, nhưng có lẽ vì những kỷ niệm xưa thì đúng hơn do hiện tại. Nếu đối mặt với thực tại như Hằng kể có lẽ cũng sẽ thất vọng.
Bây giờ chúng mình đã lớn rồi, nhìn các sự vật biện chứng hơn. Có nghĩa là vận động hơn... Hy vọng một lúc nào đó, nước Nga ổn định hơn rồi bọn mình sẽ cùng nhau đi thăm lại. Có lẽ lúc đấy chúng ta đã về hưu rồi. Không biết lúc đó con cái có cho đi không nữa chứ, hay chúng nó lại bảo mẹ có ẩm IC không !!!


Chao cac ban yeu quy.
 
vhlinhDate: Пт, 27-10-2006, 10:04:14 | Message # 7
Rat nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 188
Reputation: 0
Status: Offline
Hằng ơi, những bài viết trên đây cậu lấy ở nguồn nào đấy? Nếu quả thật như thế này thì đáng sợ quá. Thực ra, tớ cũng có theo dõi tình hình vì bên Dự án và Viện cũng định cử 03 người đi Nga để nối lại quan hệ và bàn phương án hợp tác tiếp theo. Bên đối tác là Viện Hàn lâm khoa học Nga thì không có gì đáng ngại vì đã có Thoả thuận song phương. Tuy nhiên, tình hình đường phố như vậy thì cũng không mấy thuận tiện. Có thông tin gì thêm, Hằng cho tớ biết với nhé.

Chuc vui ve
 
MEIDate: Пт, 27-10-2006, 12:55:20 | Message # 8
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 89
Reputation: 0
Status: Offline
Yêu nhau (với điều kiện "cha, mẹ" - chính phủ đặt đâu, "con" - LHS học ở đó) lắm (?), "cắn" (trấn lột, cướp, giết...) nhau... quá đau.
Các bạn thử cho con cái mình đi du học khắp nơi (trừ Nga) xem ? Rồi để sau đó thử hỏi chúng nó ấn tượng về đất, trời, người ở đó thế nào ? Và thử so sánh với tình cảm hiện nay của chúng ta với nước Nga. Nếu còn.
Riêng mình, mình đã dự đoán trước được câu trả lời của các con rồi.
 
vhlinhDate: Пт, 27-10-2006, 20:25:39 | Message # 9
Rat nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 188
Reputation: 0
Status: Offline
MEI nói thế nghĩa là như thế nào? Tớ chẳng hiểu bạn định nói gì cả. Bọn trẻ con trong nhà cũng thích sang Nga, có lẽ do bố mẹ cô bác kể nhiều quá. Một kiểu áp đặt bằng kí ức diễn ra từ từ. Chẳng biết sai hay đúng nữa.

Chuc vui ve
 
BinBenDate: Сб, 28-10-2006, 19:41:47 | Message # 10
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
Ngày xưa cùng thành phố mình có 1 anh năm trên đã phản ứng lại với các đồng chí NCS khi tranh luận v/v biết ơn Đảng và CP vì được sang LX ăn học như sau: Nếu k sang đây học biết đâu em lại được đi nước khác, có lẽ còn tốt hơn. Mình thấy anh ấy gấu quá. Và lúc đấy ít người dám nói thẳng như thế lắm.
Thú thật nếu không được nhà nước cho đi học thì chắc mình cũng chẳng mơ xuất ngoại vì hồi đấy việc du học tự túc hầu như không có, và nếu có chắc bố mẹ mình cũng chẳng đủ tiền cho con đi vì các cụ đều là cán bộ nhà nước.

Trong sâu thẳm, mình vẫn biết ơn đất nước LX cũ (cứ gọi là nước Nga cho thân mật) vì trước đây đấy là nước có số LHS đông nhất. Theo mình hiểu thì đấy là viện trợ không hoàn lại của LX cho VN. Không có viện trợ đấy, chắc mọi chuyện khác nhiều. Không có vụ xuất ngoại thì lúc đó trường nào biết trường đấy, làm gì có khối LHS ở Thanh Xuân. Làm sao BB biết được Hằng bí, Tuyết Mai, Việt Hà... Dân chuyên toán và chuyên ngữ như 2 thái cực cơ mà.


Chao cac ban yeu quy.
 
thuhanga4Date: Сб, 28-10-2006, 20:07:13 | Message # 11
Chua nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 6
Reputation: 0
Status: Offline
Ôi trời Huệ ơi ai trong lhs chúng ta chẳng biết ơn và yêu quý nước Nga cơ chứ, chính vì thế mà khi thấy nước Nga trượt dốc như vậy mới buồn hay đúng ra là mình thấy xót xa cho những người Nga добрый đã vô cùng tốt với bọn lhs chúng mình khi vừa mới lơ ngơ đặt chân đến nước Nga.
Hy vọng rằng, như Huệ nói, nước Nga sẽ chuyển động theo chiều hướng tốt lên để chúng ta có thể kịp thực hiện được giấc mơ quay trở lại đó trước khi quá muộn.
---------------

To Bí:
Mình đọc từ đây do một bạn lhs hiện đang ở Len viết, Bí vào xem thêm nhé, ngôn ngữ hơi khó chịu một chút http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=10708


Chao moi nguoi.
 
NPa4Date: Пн, 30-10-2006, 07:16:43 | Message # 12
Chua nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 18
Reputation: 0
Status: Offline
Chào các bạn, thấy các bạn thảo luận về tình hình nước Nga sôi nổi quá. Mình vẫn là 1 anh Nga ngố 100% thế mà không tham gia thật là có lỗi. Tình hình nước Nga trong thời gian vừa qua báo chí VN cũng hay đưa, nên các bạn phần nào cũng rõ, nhưng những điều tôi muốn viết ra đây là về một nước Nga mà tình yêu không thể nào chết.

Nếu các bạn từ lâu không quay lại Nga thì khi đặt chân đến Mát-xcơ-va không thể không ngạc nhiên. Mát-xcơ-va không phải như hình ảnh mà hơn 20 năm trước đây khi bạn nhìn lại lần cuối cùng qua khung cửa nhỏ của chiếc IL86, lòng ngậm ngùi bài hát tạm biệt Mat-xcơ-va. Mat-xcơ-va ngày nay tráng lệ không kém gì thủ đô của các nước châu Âu tiên tiến. Trong khoảng 10 năm trở lại đây cả Mat-xcơ- va như một công trình xây dựng khổng lồ, ở bất kỳ chỗ nào bạn cũng nhìn thấy những cần cẩu tháp cao chót vót. Ngày nay người ta không còn xây những ngôi nhà dưới 17 tầng nữa. Do thói quen của người dân và một số tiêu chuẩn đối với nhà chung cư, nên các nhà chung cư thường cao 17 tầng, còn các trung tâm văn phòng, thương mại đa phần là cao trên 30 tầng. Nếu tại Hà nội của chúng ta có 1 vài trung tâm thương mại cao tầng đang được xây dựng thì người dân ai cũng biết đến, nhưng tại Mat-xcơ-va thì khó có ai có thể biết hết được, vì những công trình như vậy có lẽ có đến hàng trăm. Những ngôi nhà gạch 5 tầng mà chúng ta quen gọi là nhà Khơ-rúp-sốp hầu như đã bị phá hết, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Những ngôi nhà cũ biến đi rất nhanh, những ngôi nhà mới mọc lên lại càng nhanh, nhanh đến mức mắt mình cũng không quen kịp. Còn những ngôi nhà không đến hạn phải phá bỏ thì được khoác lên những loại vật liệu mới đa phần là được nhập ngoại, hay chí ít cũng làm theo các công nghệ tiên tiến nên chỉ 1-2 tháng sau đã trở thành những trung thâm thương mại lộng lẫy.
Đường phố của Mát-xcơ-va ngày nay cũng sạch hơn xưa kia rất nhiều. Những người lao công trước đây ăn lương nhà nước nên lương thường không cao, làm việc không nhiệt tình. Còn ngày nay việc dọn dẹp chính quyền địa phương ký với các công ty, người dân hàng tháng vẫn nộp những khoản tiền như trước đây nhưng công ty họ dọn dẹp sạch hơn nhiều. Những người quét dọn thường là những người đến từ những vùng xa xôi thuộc Liên xô trước đây, họ làm việc từ 5 giờ sang đến tận đêm. Vất vả nhất là dọn tuyết mùa đông, tuyết cú rơi, họ cứ cần mẫn dọn, dọn cho tới khi các con đường đi bộ không còn 1 mẩu tuyết. Còn mùa hè công việc của họ là chăm sóc những bụi hoa, vườn cỏ, những sân chơi của trẻ em.

Về đường xá của Mat-xcơ-va ngày nay cũng được cải tạo và xây dựng thêm rất nhiều. Từ năm 2005 đường vòng tròn thứ 3 đã được hoàn thành. Gọi là đường vòng tròn thứ 3 vì được tính theo thứ tự từ trong ra. Đường vòng tròn thứ nhất nối với các con phố cổ mà thường được nhắc đến trong các tác phẩm của đại thi hào Nga như Puskin hay Gôgơl. Nếu đi theo vòng tròn này thì bạn sẽ được thấy những toà nhà cổ có từ vài trăm năm về trước, gặp những con đường còn mang dấu ấn của thời kỳ đi ngựa. Vòng tròn thứ hai được xây dựng vào thời Liên-xô, mỗi chiều có đến 7-8 làn xe, theo kế hoạch của thành phố thì đến năm 2008 sẽ thành đường 1 chiều. Đường vòng tròn thứ 3 được nối với nhau đa phần bằng hệ thống cầu vượt, có những đoạn cầu cao ngang những toà nhà 10 tầng, đặt lên những chân cầu hết sức thon thả cách xa nhau, qua đó thấy rõ trình độ của người Nga trong xây dựng cũng rất cao. Có những đoạn phải chui xuống lòng đất dưới cả con kêng đào Mat-xcơ-va, dài đến 3246m. Đoạn đường hầm này xây dựng rất tốn kém vì nó quá dài, phải dùng đến công nghệ và thi công của CHLB Đức, họ phải chọn phương án đường ngầm thay cho cầu treo để không phá vỡ cảnh quan của khu Ler-pho-top cổ kính. Toàn bộ vòng tròn dài 34 km, không hề có đèn xanh đèn đỏ, giữa có giải phân cách, mỗi chiều có đến 7-8 làn xe nên nếu bạn là người thạo đường biết những chỗ không có cảnh sát giao thông đo tốc độ thì chiều mùa hè có thể thoải mái lướt xe với vận tốc 120-140 km/h. Nhìn xuống 2 bên đường là khu thể thao trước đây mang tên Lê-nin và khu trung tâm thương mại Moscow city sẽ được khánh thành trong thời gian không xa. Đây sẽ là trung tâm thương mại lớn nhất nước Nga, sẽ có đường tầu cao tốc nối thẳng với sân bay quốc tế Seremetrevo-2 nơi mà hơn 20 năm trước đây chúng ta đã đặt chân đến với nước Nga.

Hẹn đến bài viết sau sẽ kể cho các bạn về người Nga ngày nay, hy vọng sẽ làm mất đi những lung lay trong tình cảm của các bạn đối với nước Nga.
Khi tôi đang viết những dòng chữ này thì ngoài cửa sổ những bông tuyết đầu tiên của mùa đông đã bắt đầu rơi, tuyết năm nay rơi sớm hơn mọi năm, phải chăng vì ở một nơi nào đó rất xa xôi những tình cảm đối với nước Nga đang bị dao động.

Mat-xcơ-va 02 giờ ngày 30-10-2006.
NP


NP

Post edited by NPa4 - Пн, 30-10-2006, 14:35:33
 
BinBenDate: Пн, 30-10-2006, 08:30:52 | Message # 13
Rat nhiet tinh
Group: Admin
Posts: 96
Reputation: 0
Status: Offline
NP ơi, bọn em đang quan tâm xem người Nga bây giờ như thế nào. Quả thật là lâu quá rồi, xa quá rồi. Năm trước em gặp lại 2 bà giáo cũ, cố gắng mãi để nói chuyện không phải phiên dịch. Cũng hiểu được đôi điều, nhưng đấy là tâm sự của những người đã đi qua đỉnh dốc cuộc đời, tâm sự có phần hoài cổ.
Em tin rằng bên cạnh sự phảt triển của cơ sở vật chất như các toà nhà cao tầng mà NP đã miêu tả cũng có sự phảt triển đi lên của xã hội.
Hiện nay ở VN có nhiều tranh luận, có người cho rằng Việt nam đã đi trước LX về sự pt của lực lượng sản xuất mặc dù cơ sở hạ tầng vật chất chưa bằng. Có người nói rằng nước Nga không phải là mô hình để VN đi theo vv...
Bọn em vẫn yêu nước Nga nhưng mối tình chung thuỷ này sẽ sống đến bao giờ !!!


Chao cac ban yeu quy.
 
vhlinhDate: Пн, 30-10-2006, 09:04:43 | Message # 14
Rat nhiet tinh
Group: TV chính thức
Posts: 188
Reputation: 0
Status: Offline
Xin cảm ơn anh NP vì bài viết về nước Nga hôm nay. Phát triển hơn, hiện đại hơn là điều tất yếu. Những gì anh viết làm chúng em có thêm dũng khí để ước mơ sang thăm lại nước Nga. Nhưng điều chúng em quan tâm hơn cả đó là sự thật về làn sóng khủng bố, phân biệt chủng tộc ở Nga hiện diện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày theo cảm nhận và đánh giá của anh, có đến mức khủng khiếp như một số báo đưa tin không? Viết tiếp đi cho chúng em được biết nhé.

Nếu có gì nhầm lẫn thì xin có một" lời xin lỗi ngọt ngào" từ Việt Nam.


Chuc vui ve

Post edited by vhlinh - Пн, 30-10-2006, 09:06:04
 
Diễn đàn » Kinh tế - xã hội » Quốc tế » Khi tình yêu chết
  • Страница 1 из 1
  • 1
Поиск:


Хостинг от uCoz