Nội dung
Các trang chính

tìm theo thời gian
«  Январь 2006  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031

truy cập

thăm dò ý kiến
Tính năng của Web-site

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 48


» 2006 » Январь » 2 » Hội nhập.
Hội nhập.

(Phần 2)
...Đối với lĩnh vực dịch vụ chúng ta sẽ phải chịu sức ép vì chúng ta yếu. Còn hàng hoá nông sản, thuỷ sản (chúng ta là cường quốc về nông sản) thì chúng ta không sợ mà họ sợ chúng ta. Riêng về dịch vụ thì thậm chí một số bộ cũng không biết bộ mình nắm dịch vụ gì và không có người nắm dịch vụ. Đó là một thách thức. Tuy nhiên, cái lợi của chúng ta là mở ra như thế thì dịch vụ cho người tiêu dùng, cho người dân sẽ phong phú hơn rất nhiều, sẽ được hưởng các dịch vụ đa dạng và tốt hơn. Họ vào, họ sẽ mang những cái tiên tiến của họ vào và mình được tiếp cận các dịch vụ hiện đại, nhất là ngành bưu điện, ngân hàng, họ có trăm nghìn loại dịch vụ khác nhau. Mở cửa sẽ học được rất nhiều. Ví dụ như kiến trúc, lúc đầu chúng ta không cho, nhưng tính lại thì cũng nên cho họ vào rồi mình học, nếu không mình cũng vẫn mất rất nhiều tiền thuê họ trong những việc liên quan đến quy hoạch, xây dựng...

Do đó, cân nhắc lợi, hại hiện nay rất khó vì trong cái lợi có cái hại và trong cái hại có cái lợi. Có một vấn đề chúng ta cần hiểu rõ là cái lợi, cái hại không tự nhiên mà đến. Việc mình có tận dụng được hàng rào quan thuế giảm xuống mà xuất hàng đi, hàng của mình có chất lượng để cạnh tranh được hay không, giá thành của mình có thấp không... mới là những nhân tố quyết định việc gia nhập WTO có lợi hay có hại. Một ví dụ rõ ràng là, trái với kỳ vọng của chúng ta, sau khi EU bỏ quota dệt may thì hàng xuất khẩu vào EU lại giảm xuống. Có hai lý do dẫn đến việc này là do ta mở được của thị trường Mỹ và một phần hàng hoá tràn sang Mỹ (từ 50 triệu USD/ năm, bùng lên thành 4 tỷ USD/năm). Bây giờ bỏ hàng rào quota, các doanh nghiệp lại trở nên lúng túng.

Các thách thức cũng không tự nhiên xuất hiện. Ví dụ, có nhiều cái mời nước ngoài vào, họ cũng không vào. Khi ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, có nhiều ý kiến cho rằng hữu khuynh, nhưng trái với kỳ vọng là hàng hoá xuất khẩu và đầu tư của Mỹ tăng lên, nhưng không hoàn toàn như vậy. Ngược lại, xuất khẩu hàng hoá tăng lên từ 700 triệu USD/năm lên 7,4 tỷ USD/năm (năm 2005). Nhưng đầu tư không thấy tăng nhiều. Như vậy, chủ yếu là họ xem môi trường đầu tư của ta có lợi cho họ không thì họ mới vào. Đó mới là vấn đề quyết định chứ không phải Hiệp định quyết định. Hiệp định chỉ tạo khuôn khổ pháp lý mà thôi. Do đó, câu chuyện hậu WTO còn lớn gấp nhiều so với gia nhập WTO.

Những vấn đề chúng ta cần quan tâm thực hiện là:

- Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Còn quá nhiều khó khăn, phức tạp mà các doanh nghiệp VN cũng còn khó chịu chứ chưa nói đến doanh nghiệp nước ngoài.

- Hai là, làm thật tốt cải cách hành chính.

- Ba là, nâng cao năng lực của doanh nghiệp một cách toàn diện, trên các mặt: nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường, liên kết (các hiệp hội chỉ liên kết với nhau trong việc ép Chính phủ, còn thì không chịu liên kết mà chống phá nhau rất dữ dội).

- Bốn là, chuẩn bị tốt các nguồn nhân lực, không chỉ là về số nhân lực quản lý mà còn là về nhân lực công nhân lành nghề, có tay nghề cao, có chất lượng.

Cơ hội có khi đến và đi rất nhanh. Do đó chúng ta phải chớp lấy và tận dụng được, nếu không sẽ rất khó khăn.

Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta cho thấy là việc tạo thành sức mạnh tổng hợp là điều quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, không những ngoại giao Nhà nước mà ngoại giao Đảng, ngoại giao Quốc hội, ngoại giao Chính phủ, ngoại giao nhân dân,ngoại giao TW, ngoại giao địa phương, ngoại giao doanh nghiệp... ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, nếu không có sự phối hợp thì nó không thể tăng thêm sức mạnh. Từng địa phương không có sự phối hợp, giũa các địa phương cũng không có sự phối hợp, giữa TW và địa phương không có sự phối hợp, ở TW cũng rất thiếu sự phối hợp.

Thêm vào đó, như Đại hội X cũng nhận định, tính chủ động của chúng ta còn yếu, rất thiếu. Khâu nghiên cứu và dự báo tình hình thế giới rất yếu. Chúng ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu, nhưng nghiên cứu rất phân tán và phần dự báo rất yếu. Thường chúng ta chạy theo cái xảy ra rồi để đối phó. Người VN hay để "nước đến chân mới nhảy" và nhảy rất giỏi, không để ngập chân bao giờ, nhưng luôn luôn ở trong trạng thái đó vì không thể dự báo…


Nguồn HN QTNQĐH X

Số lượt xem: 1066 | Người bổ xung: mc3 | Thời gian:
Всего комментариев: 3
3 thuhanga4  
0
ngoài ra những quy định SPS ngặt nghèo cộng với khẳ năng kiện bán phá giá (VN vừa cam kết với Mỹ chịu non-market economy status trong vòng 12 năm, mà đã chịu status này thì bị kiện phá giá chỉ có thua) thì việc vào những thị trường mới của nông sản VN không hề dễ dàng.

2 thuhanga4  
0
"hàng nông sản thì chúng ta không sợ mà họ sợ chúng ta" theo mình nhìn nhận như vậy là quá chủ quan. Các nước như Mỹ, EU, Nhật đều giữ mức trợ cấp nông sản rất cao do đó giá của họ cực thấp.

1 doancuong  
0
rất tổng quát, hay quá. Nhưng câu này: "nước đến chân mới nhảy" và nhảy rất giỏi, không để ngập chân bao giờ” thì chắc ko đúng. 10 lần đến chân thì chắc cũng phải 1-2 lần ướt chân smile thanhks - mc smile

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các tin khác
 
Хостинг от uCoz