Nội dung
Các trang chính

tìm theo thời gian
«  Август 2006  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031

truy cập

thăm dò ý kiến
Tính năng của Web-site

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 48


» 2006 » Август » 27 » Hội nhập
Hội nhập

Trong 5 năm tới Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới. Nếu như năm 1995, chúng ta mới hội nhập khu vực, với việc gia nhập ASEAN, sau đó là APEC, ASEM, mà thực ra đó cũng chỉ là những diễn đàn thôi, thì từ cuối năm nay, 2006, chúng ta sẽ gia nhập WTO, tức là hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới.

Có hai lý do khiến chúng ta đặt cao vấn đề hội nhập, đó là:

-Thứ nhất, về khách quan, chúng ta đã tiếp cận và nhận thức được xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới, mà chúng ta là một bộ phận của thế giới thì không thể đứng ngoài.

-Thứ hai, về lý do nội tại chủ quan, (lý do này nhiều hơn), do nền kinh tế Việt Nam, so với nhiều quốc gia, là nền kinh tế hướng ngoại rất mạnh, tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. GDP năm 2005 là 52,3 tỷ USD, thì xuất khẩu là 32 tỷ USD, chiếm 61% GDP là xuất khẩu. Như vậy, nền kinh tế nước ta hướng mạnh ra xuất khẩu, chiếm hơn một nửa - 61%. Ở đầu vào, nhập khẩu năm 2005 là 37 tỷ USD. Vậy cộng cả xuất khẩu và nhập khẩu thì chiếm 132,6% GDP, tức là lớn hơn hơn gấp rưỡi GDP. Tức là, nền kinh tế nước ta tuỳ thuộc rất nhiều vào nước ngoài, cả đầu vào, đầu ra. Không có thị trường nước ngoài chúng ta không thể có tốc độ phát triển như hiện nay. Đó là chưa kể đầu tư nước ngoài FDI (chiếm khoảng 15% GDP), chiếm 5-7% thu ngân sách.
Tổng vốn bên ngoài (cả ODA và FDI) chiếm khoảng 30% đầu tư của toàn xã hội Việt Nam. Năm năm tới chúng ta xác định là phải chiếm khoảng 35%, khi ấy chúng ta mới duy trì được tốc độ tăng trưởng là 7,5-8%/năm. Việc huy động vốn trong nước chỉ có hạn. Đó là những lý do quyết định việc chúng ta phải hội nhập, cho dù thích, hay không thích. Nếu không hội nhập, sẽ không có thị trường ở đầu ra, không có hàng nhập, không có vốn ở đầu vào, hoặc có nhưng rất hạn chế. Những làn sóng đầu tư mới vào ta cuối 2005 và hiện giờ đang tiếp diễn là họ đã tính chúng ta là thành viên của WTO.

Những lợi ích và khó khăn của chúng ta khi gia nhập WTO:

- Thứ nhất, phải điều chỉnh thuế. Có một sự hiểu lầm, ngay cả báo chí cũng đưa tin chưa đúng, là chúng ta vào WTO phải giảm thuế xuống mức từ 0-5%, nhưng không phải. Giảm 0-5% là khu vực mậu dịch tự do, nhưng WTO không phải khu vực mậu dịch tự do, đó chỉ là biểu thuế chung. Tất nhiên biểu thuế chung thì anh sẽ phải giảm thuế chứ không giữ vững được.

Ví dụ, hiện nay chúng ta có 10.689 dòng thuế trong biểu thuế của nước ta. Bình quân thuế xuất của chúng ta hiện nay là 17,4%; riêng thuế nông nghiệp, bình quân là 23,5%; và thuế công nghiệp là 16,6% (đối với những hàng nhập khẩu). Bây giờ chúng ta sẽ phải điều chỉnh xuống. Theo cam kết WTO, bình quân thuế xuất phải điều chỉnh từ 17,4% xuống còn 13,6%; thuế nông nghiệp từ 23,5% xuống 21% và thuế công nghiệp từ 16,6% xuống 12,6%.
Trung Quốc đã phải giảm xuống còn có 10,4% đối với thuế suất bình quân (chúng ta là 13,6%); nông nghiệp họ phải giảm còn 16,7% (chúng ta giữ được 21%); công nghiệp họ phải giảm 10,4% (chúng ta là 12,6%). Như vậy mức chúng ta cam kết là thấp hơn Trung Quốc. Cái chúng ta được trong đàm phán là mức họ yêu cầu chúng ta giảm ở mức vừa phải so với mức hiện hành. Còn so với Trung Quốc thì chúng giữ được mức bảo hộ cao hơn đối với hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là cái bình quân này không có ý nghĩa gì cả, nó chỉ là con số để Chính phủ tính toán về thu ngân sách, xem ngân sách chịu ảnh hưởng như thế nào khi ta gia nhập WTO. Điều quan trọng là từng dòng thuế một, từng loại thuế một (đường, sữa, thịt, phụ tùng ô tô...), những người sản xuất sẽ phải nghiên cứu những biểu này để mà tính toán, điều chỉnh.

Khi hạ thuế như vậy, Việt Nam cũng được hưởng mức thuế giành cho thành viên WTO của các nước và do đó hàng hoá Việt Nam mới có thể đi vào thị trường các nước thuận lợi hơn, với thuế xuất thấp hơn hiện nay. Đó là cái lợi của chúng ta. Như vậy, trong lợi có hại, trong hại có lợi. Ta có thể xuất đi nhiều, nhưng cũng phải chịu cạnh tranh nhiều với những hàng nhập vào ta.

Tuy nhiên tính toán cho thấy, những hàng nhập của chúng ta là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, những hàng ta cần chứ không phải hàng tiêu dùng. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ hỗ trợ cho nền sản xuất, giá thành sẽ đỡ hơn. Tuy nhiên, trong đó cũng có những mặt hàng sẽ chịu cạnh tranh. Ví dụ như sữa, Vinamilk sẽ có lợi vì sẽ nhập sữa vào để sản xuất với giá rẻ hơn, nhưng những người nuôi bò sẽ khó khăn hơn. Thịt thì không lo lắm vì giá thịt nhập thì cũng không dành cho đại đa số nhân dân vì nó quá đắt và chỉ phục vụ cho một bộ phận nhỏ người có tiền.

- Thứ hai, bên cạnh thuế, chúng ta phải mở cửa thị trường. Việc mở cửa thị trường chủ yếu là đối với dịch vụ, vì đối với sản xuất chúng ta đã mở toang cửa rồi. Những nhà đầu tư nước ngoài muốn vào làm ăn chúng ta đều mời cả, nhưng bây giờ thì đối với các dịch vụ như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, dịch vụ xây dựng... họ đều được kinh doanh.

WTO chia ra làm 12 ngành dịch vụ và 150 phân ngành. Chúng ta đã phải cam kết mở cửa với 10/12 ngành và trên 130/150 phân ngành dịch vụ, tất nhiên với mức độ khác nhau. Tức là, họ được phép vào kinh doanh ở nước ta, trừ một số vùng cấm, liên quan đến tư tưởng (sách báo, phim ảnh, băng đĩa...); xăng dầu, phân phối xăng dầu; lương thực; y tế (thuốc tây). Đó là những lĩnh vực lớn, liên quan đến ổn định xã hội, nhất là lĩnh vực tư tưởng.

Trong từng ngành, lĩnh vực ta mở, nhưng cũng có giới hạn, ví dụ như trong viễn thông, việc kinh doanh đường trục của doanh nghiệp nước ngoài là không cho phép, chỉ được kinh doanh giá trị gia tăng (lắp thêm điện thoại, di động...) có mức độ qua giới hạn phần trăm vốn và lộ trình. Trong lĩnh vực ngân hàng không cho phép DN nước ngoài mua quá 30% vốn của ngân hàng nước ta...

Mời các bạn xem tiếp phần 2.

PH st - Nguồn HN QTNQĐH X

Số lượt xem: 1811 | Người bổ xung: mc3 | Thời gian:
Всего комментариев: 2
2 PH  
0
Khong co phan 3 bai viet dau, PAD a.
De PH kiem xem co tu lieu gi hay se post len chia se voi moi nguoi nhe.

1 PAD  
0
Рề nghị PH cho tiếp phần 3 рi nhe, rất hay vа rất thực tiễn.

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các tin khác
 
Хостинг от uCoz