Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Thành lập báo Điện tử

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 46


» Thể loại  » Văn hoá

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

Trường đại học trong thời hội nhập

Trường đại học trong thời hội nhập
Tháng 4 năm ngoái, tôi có đi tham dự một hội thảo về kiểm định chất lượng đào tạo, đi dự theo nghĩa vụ, không ngờ lại biết được nhiều điều mình chưa biết đến bao giờ. Bài báo cáo chính là của Phó Giám đốc quỹ Fulbright về các biện pháp kiểm định chất lượng giáo dục ở Mỹ và Châu âu. Theo như lời của ông, thì tại Mỹ và Châu Âu không tồn tại Bộ giáo dục và Đào tạo như ở Việt nam. Các trường đại học hoạt động tự chủ và các hoạt động giáo dục và tài chính của trường được tiến hành dưới sự kiểm soát của các cơ quan kiểm định chất lượng. Điều khác biệt giữa Mỹ và Châu âu là, tại Mỹ - các tổ chức kiểm định chất lượng của chính phủ, còn tại châu Âu - các tổ chức kiểm định thường là các tổ chức phi chính phủ và hoạt động trên toàn khối EU. Các tổ chức kiểm định phi chính phủ đánh giá các trường Đại học qua các tiêu chí mà họ công khai công bố, bản thân dân chúng sẽ đánh giá chất lượng kiểm định của họ thông qua các tiêu chí này. Như vậy chính các tổ chức kiểm định cũng lại chịu lại sự kiểm định của người dân.

Tiêu chí đầu tiên trong các trường Đại học tại Mỹ và châu Âu là gì? Rất bất ngờ câu trả lời lại là tài chính. Tài chính ở đây được hiểu là trường Đại học phải làm ra lợi nhuận để có thế duy trì và phát triển trường. Tiền do chính phủ hoặc của các tổ chức khác tài trợ, cũng như học phí thu được từ sinh viên phải được sử dụng hợp lý đúng mục đích. Tiêu chí thứ hai là chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo thể hiện qua kiến thức của sinh viên, khả năng xin việc làm của sinh viên và bản thân sự đánh giá của sinh viên về những kiến thức họ nhận được.
Các trường đại học tại Mỹ và Châu âu, chia ra làm hai loại, trường công và trường tư. Trong các trường công, có Hội đồng nhà trường, còn các trường tư có Hội đồng quản trị. Các Hội đồng này chịu trách nhiệm vạch ra các đường lối chủ đạo trong các hoạt động về đào tạo và tài chính. Hội đồng sẽ cử ra Ban Giám Hiệu để lãnh đạo thực hiện các chủ trương của mình. Trong từng trường cũng sẽ có Ban kiểm định chất lượng tài chính và chất lượng đào tạo.

Trong thời đại mở cửa hiện nay, để hoà nhập vào cùng với thế giới, Bộ giáo dục và đào tạo Việt nam cũng đang đặt ra hướng đưa quyền tự chủ về cho các trường Đại học, phát triển các trường Đại học tư thục để đào tạo khoảng 40% tổng lượng sinh viên trên toàn quốc. Đến tháng 7 năm 2007, 19 trường Đại học Dân lập sẽ chuyển thành trường tư thục, và từ nay sẽ chỉ có hai loại hình Đại học công và Đại học Tư thục. Tất cả những sự chuyển đổi này nhằm mục đích gì? Đó là hướng tới sự cạnh tranh Giáo dục lành mạnh. Các trường, kể cả trường công sẽ phải tự chủ nguồn kinh phí của mình, mỗi trường tự tìm cho mình hướng phát triển tốt nhất. Không còn chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường cũng có nghĩa là các trường phải tự cạnh tranh với nhau, phải có một chất lượng đào tạo tương xứng với số tiền nhà nước đầu tư và học phí mà sinh viên bỏ ra. Có thể sẽ không còn có các kỳ thi quốc gia, đầu vào do các trường tự quyết định. Chương trình đào tạo cũng do trường tự xây dựng sao cho phù hợp, chương trình khung do Bộ giáo dục đưa ra chỉ có tính chất gợi ý, tham khảo. Bộ giáo dục và đào tạo lúc đó sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra các trường về các hoạt động về tài chính và thẩm định chất lượng đào tạo thông qua các tiêu chí được công bố công khai. Các trường Đại học không đáp ứng được nhu cầu của xã hội sẽ tự bị đào thải do không có học sinh đến học.

Vì tương lai con em chúng ta, mong rằng chủ trương mới trong việc mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân sẽ thành công tốt đẹp.

Thể loại: Văn hoá | Người bổ xung: LHa10 (07-11-2006) | Tác giả: Lha10
Số lượt xem: 736 | Nhận xét: 2 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 2
2 TranQuangMinh  
0
Minh cũng hay quan tâm đến chuyện giáo dục và đào tạo trên thế giới, nhưng Minh không biết là tại châu Âu - các tổ chức kiểm định thường là các tổ chức phi chính phủ và hoạt động trên toàn khối EU. Cám ơn LHa10.
P.S. Chia sẻ nhiều hơn nữa về đề tài này nhé!

1 vhlinh  
0
Bài viết của bạn hay quá. Tớ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích cho công việc của mình trong tương lai.
Bạn có hiểu biết gì về phương thức tổ chức và hoạt động của các khoá đào tạo Mùa hè của Mỹ và các nước châu Âu xin cung cấp giúp mình nhé. Cảm ơn LHa10.

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz