“Ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa, hạnh phúc của cuộc sống” Năm ngoái trong một tạp bút của báo "Tuổi Trẻ", tác giả Hải Anh từ Paris, nước Pháp có đóng góp đoạn văn với nội dung như sau: Chị là một công dân Pháp mang nữa dòng máu Việt, sau nhiều năm thất lạc, cuối cùng chị cũng tìm được tung tích người mẹ ruột của mình và hai đứa em trai cùng mẹ khác cha và gia đình của họ. Với niềm hân hoan đoàn tụ, chị bắt đầu chắt chiu những đồng tiền thu nhập, tuy không to lớn của mình để trở về thăm người thân. Căn nhà nơi mẹ chị trú ngụ nằm trong một khu phố nhỏ của Saigòn, 2 tầng, cũ kỹ và chật hẹp. Bà mẹ hơn 80 tuổi ở tầng trệt, bên trên là gia đình đông đúc của hai đứa em trai, mỗi gia đình chiếm cứ một phần. Kể cả người mẹ sống biệt lập về tài chánh, nhưng vẫn phải gắn chặt vào nhau bởi bao ràng buộc: Phòng vệ sinh chung, bếp chung, của chung căn nhà, vì thế luôn luôn chộn rộn tiếng người cãi cọ. Từ hôm chị mua cho mẹ chiếc ti vi be bé thì không khí gia đình càng trở nên ấm áp (ít ra có vẻ là như thế). Sau một ngày tất bật với những mưu sinh riêng lẽ, cả nhà đổ xuống tầng dưới túm lụm bên chiếc máy truyền hình. Bọn trẻ con hò hét lăng xăng quanh bà nội như bầy chim vỡ tổ, đêm nào cũng vậy mãi đến tận khuya, họ vẫn còn ngồi lại với nhau, hào hứng bàn tán tranh cãi, dù chỉ là chuyện của cái tên Oshin hay cái ông Osha nào đó trong bộ phim. Bà lão quá già để hiểu biết lời lẽ, ý tứ của bầy con cháu, chỉ nhè nhẹ lắc lư nhịp võng thiếp dần đi trong những âm sắc thân quen. Chị kể lại cho bạn bè: "bất tiện và ồn ào kinh khủng nhưng bà lão rất vui". Lần thứ hai về nước với số tiền chắt chiu kha khá trong tay. Chị đề nghị nới nhà thêm một tầng nữa cho rộng rãi. Mọi người lập tức tán đồng hoan hỉ, nhưng tiếc thay căn nhà không được phép xây lên vì thiếu bản vẽ nền móng cũ. Ý kiến chia thành ba phe, cậu em út đòi đập cả nhà xây lại, ông anh tuyên bố cứ lên càng cao khi nào sập hẳn hay, bà mẹ phủ bác mọi điều, sợ đủ thứ, sợ tốn tiền, sợ bất hợp pháp, sợ sập nhà. Phải chăng với bà cuộc sống hiện tại đã là ổn thỏa. Cuối cùng sau khi bàn thảo số tiền của chị được sử dụng như sau: Xây thêm hai góc bếp riêng và hai nhà tắm trên lầu, mua cho mỗi hộ một giàn ti vi mới. Chị ra đi mang theo niềm vui của người chị, người con, rằng, từ nay cuộc sống của căn nhà ấy sẽ đỡ phần chật vật. Nhưng lần tiếp theo, sau khi về thăm mẹ và khi trở qua lại thì bạn bè bỗng cảm thấy chị dàu dàu tư lự, ai gạn hỏi chị, chị chỉ thở dài: "Bà lão rất buồn, căn nhà đã biến thành ba ốc đảo". Các bạn thân mến! Trên đây là suy tư của một người Việt về Tiền bạc và Hạnh Phúc. Thế còn người Mỹ thì sao? Tôi xin dẫn ra đây một đoạn của tập truyện Bí Mật Của Hạnh Phúc (100 simple secrets ò hapy people-David Niven, Ph.D.) để các bạn tham khảo nhé! Đừng đánh đồng vật chất với hạnh phúc và thành công Hăy nhận ra những gì là thật sự quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời bạn. Đừng đánh giá mình qua những thành công nhất thời trong từng giai đoạn như việc bạn kiếm được nhièu tiền hơn, bạn đổi xe, thậm chí mua nhà mới. Đó chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích của cuôc đời bạn. Hãy dành ra một phút để nghĩ rằng- Nếu hôm nay là ngày cuối cùng bạn còn tồn tại trên trái đất này, hãy liệt kê danh sách tất cả những thành quả đã đạt được, những điều khiến bạn tự hào, và những gì làm cho bạn luôn thấy hạnh phúc. Chiếc xe của bạn có nằm trong đó không? Cả chiếc tivi? Chiếc máy tính...Rồi cả mức lương của bạn? Hay lấy được một người chồng (người vợ)lịch lãm, giàu có mà bạn chẳng chẳng thực sự yêu thương? Hay những người khác nói rằng bạn rất hạnh phúc? Không! Những gì hiện diện trên danh sách đó phải là các nhân tố thiết yếu của một cuộc sống hạnh phúc - Mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và gia đình, một người yêu thật sự, những đóng góp của bạn cho cuộc sống, những sự kiện sâu sắc, đáng nhớ trong đời – mà chỉ có chính bạn mới biết rõ những điều đó có ý nghĩa như thế nào – đó mới là những điều bạn cần quan tâm. Thế mà bạn thử nghĩ xem, có phải chúng ta đang hàng ngày vẫn theo đuổi những thứ chẳng đáng được đưa vào danh sách trên không? Thay vì phải trân trọng những gì là thật sự quan trọng đối với mình, ta lại đi gom góp những thứ gọi là “biểu hiện của thành công và hạnh phúc” mà không màng băn khoăn tự hỏi – đâu mới là hạnh phúc thật sự. Ở một số nước Á Đông ( Như Trung Quốc, Việt nam...), trong giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế thị trường, giá trị hạnh phúc có lúc dã bị “sự tôn vinh vật chất” thay thế. Có những người đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc “ai sao tôi vậy”, một cách sống thoả hiệp để vừa lòng người khác hay vì những lợi ích trước mắt mà quên chính mình và những giá trị thực sự khác. Hạnh phúc ở đâu? Đôi khi có những người đến tận cuối đời vẫn thốt lên câu hỏi đó trong sự lẫn lộn, muộn màng và tiếc nuối. Có người không bao giờ nhận ra hay không muốn nhận ra chân giá trị của hạnh phúc. Nhưng cũng có người khi đã có trình độ nhận thức cao, một khi đã nhận biết thì chính họ sẽ biết cách tự thay đổi để tìm được giá trị thực của hạnh phúc. Không bao giờ quá trễ để có được hạnh phúc nếu bạn thực sự quyết tâm. vì cuộc sống này thuộc về chính bạn, và hơn nữa, đó mới chính là giá trị của con người bạn. Theo một nghiên cứu khoa học thống kê trong xã hội hiện đại, tỷ lệ những người xem trọng tầm quan trọng của “vật chất” cảm nhận hạnh phúc ít hơn 9 lần so với những người xem trọng những yếu tố “con người, tâm hồn” như tình yêu, bè bạn, gia đình hay những giá trị tinh thần khác. Vậy muốn hạnh phúc chúng ta phải làm gì nhỉ? Các nhà khoa học Mỹ và Tây Âu đã nghiên cứu, thống kê rất rõ ràng... (Vì bài viết dài quá, tôi xin chia làm 2 phần. Phần sau sẽ tiếp)
|