Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Thành lập báo Điện tử

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 46


» Thể loại  » Đời sống

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

Tiền và Hạnh Phúc (Tiếp)

Tiền và Hạnh Phúc (Tiếp)
Tiền Tài Và Hạnh Phúc (Tiếp theo)
Nếu bạn vẽ một biểu đồ tiền và tài sản ở nước Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 đến nay thì biểu đồ đó đi lên rất cao. Lương người Mỹ sau khi đã trừ phần lạm phát tăng gấp 3 trong 60 năm qua. Nhà hôm nay to gấp đôi hôm trước. Một nhà để xe đôi đã trở thành hiện thực. Những kiểu quần áo mới lạ, đồ điện tử và bao nhiêu thứ khác mà ngày trước không ai dám mơ thấy. Nhưng nếu bây giờ bạn vẽ 1 biểu đồ hạnh phúc của người Mỹ trong 60 năm qua thì đường kẻ sẽ thẳng bằng, không nhích lên tí nào. Một cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Quốc Gia năm 1950 cho thấy có 1 phần 3 người Mỹ cho rằng mình hạnh phúc. Tỉ lệ đó không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Nếu bạn vẽ một biểu đồ về số lần người Mỹ cảm thấy xuống tinh thần (depress) kể từ năm 1950 thì ta sẽ thấy có 1 sự khủng hoảng. Trung bình ngày hôm nay người Mỹ bị xuống tinh thần nhiều gấp 3 cho đến gấp 10 lần ngày xưa. Ngày hôm nay chúng ta có tiền rủng rỉnh trong túi hơn bất kỳ giai đoạn nào, thế mà tại sao chúng ta lại không hạnh phúc hơn?
Chúng ta ai cũng bảo rằng biết tiền bạc không dẫn đến hạnh phúc, nhưng chúng ta lại hàng xử khác. Chúng ta dành biết bao thời gian, sức lực để mưu cầu những thứ tiền có thể mua được như nhà cửa, xe cộ, mà lại không tham dự những sinh họat thực sự đem lại hạnh phúc trong cuộc sống như giúp đỡ người khác, phát triển tình bằng hữu, và phát huy ý nghĩa tâm linh.
Có quá nhiều người xem việc mua sắm những thứ đắt tiền là "con đường tắt đến hạnh phúc," nhà tâm lý học thuộc trường Đại Học Pennsylvania Martin Seligman nói. Nhưng người đó lại là những người tiên đoán rất tồi về nơi mà con đường tắt đó sẽ dẫn tới. Những cuộc tham dò của Ruut, 1 nhà xã hội học thuộc Đại Học Eramus ở Rotterdam cho thấy ngươi nghèo ở Châu Âu - lương dưới 10 ngàn dollars 1 năm(Thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người) thường không hạnh phúc vì những bất lực và stress do nghèo gây ra.
Điều đáng ngạc nhiên là khi mà lương của người ta vượt ngưỡng cửa 10 ngàn dollars thì tiền và hạnh phúc bắt đầu không còn liên hệ với nhau nữa. Một cuộc thăm dò của tạp chí TIME cho thấy hạnh phúc tăng khi lương tăng đến con số 50 ngàn dollars một năm (Nhỉnh hơn GDP dầu người một chút). Nhưng sau đó thì tiền lương không còn ảnh hưởng nhiều nữa. Nhà xã hội học Diener(cũng là tác giả trích đoạn của “Bí Quyết của Hạnh Phúc-David Niven”, phần trước tôi đã trích dẫn) thuộc Đại Học Illinois phỏng vấn những người giàu nhất nước Mỹ có mặt trong danh sách Forbes 400. Ông ta nhận ra là những người thuộc danh sách Forbes 400 này chỉ hạnh phúc hơn người thường 1 chút mà thôi. Đó là vì người giàu vẫn còn tiếp tục ganh tị về của cải và danh vọng của những người giàu khác.
Điều đó đúng bởi vì 1 hiện tượng mà các nhà xã hội học gọi là tính so đo (reference anxiety). Căn cứ theo quan niệm này, người ta đánh giá tài sản của mình dựa vào sự so sánh với người khác. Người ta thường không tự hỏi mình là nhà tôi có đáp ứng được nhu cầu của tôi chưa. Thay vào đó người ta hay hỏi nhà của tôi có đẹp hơn nhà của người hàng xóm không? Nếu bạn có căn nhà 2 phòng ngủ và hàng xóm bạn ai cũng có nhà 2 phòng ngủ thì sự so đo của bạn thấp, bạn sẽ cho như thế là vừa. Nhưng nếu hàng xóm bạn ai cũng có nhà 3 phòng ngủ thì sự so đo của bạn sẽ tăng và rồi bất thình lình căn nhà 2 phòng ngủ đó của bạn không còn vừa nữa.
Tính so đo mỗi lúc một nhiều của chúng ta là sản phẩm của sự phân hóa giàu nghèo ngày một tăng ở Mỹ. Người giàu thì giàu thêm.Trong phần lớn lịch sử Mỹ, người dân chủ yếu sống ở các thị trấn hoặc những đô thị mà mức sống không khác nhau bao nhiêu và vì thế sự so đo cũng không nhiều như bây giờ.
Nhưng vài thập kỷ trở lại đây, kinh tế thay đổi thật nhanh. 5% các hộ gia đình giàu có nhất nước Mỹ có mức lương vượt xa giới trung lưu và điều đó tăng sự so đo trong chúng ta. Những nuớc có mức lưong phân bổ tương đối đồng đều như các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch), người dân thường cảm thấy hạnh phúc hơn các nước có sự phân hóa giàu nghèo nhiều như Mỹ.
Một cách rất mâu thuẫn, chính sự gia tăng tiền tài đã tạo nên việc không thỏa mãn. Khi mà người ta chờ mong vật chất sẽ thêm nhiều thì có thêm tiền chỉ tạo thêm ham muốn. Khi người ta leo lên 1 nấc thang kinh tế thì người ta lại thôi không biết quý những gì mình có nữa và bắt đầu tập trung vào những cái người ta chưa có được. Giả dụ bạn có 1 căn nhà 2 phòng ngủ đã mấy năm nay và bạn mơ có 1 căn nhà 3 phòng ngủ. Cuối cùng bạn có được căn nhà bạn mơ đấy. Điều đó có đem lại hạnh phúc không? Không hẳn. Căn nhà 3 phòng ngủ đối với bạn sẽ trở thành điều tối thiểu và bạn sẽ mơ có 1 cãn nhà 4 phòng ngủ.
Tiền sẽ không bao giờ mang lại sự thỏa mãn đã được chứng minh qua nhiều cuộc thăm dò trong đó cho thấy người Mỹ tin rằng, dù họ có mức lương nào đi nữa thì họ vẫn cần thêm để sống đủ. Ngay cả người kiếm được nhiều tiền vẫn cho rằng họ cần nhiều hơn nữa.
Quá tập trung vào việc có thêm nữa mà chúng ta quên cám ơn những gì chúng ta đang có.
Hãy đặt tâm lý học và xã hội học qua 1 bên, 1 lý do cuối cùng tại sao tiền không mua được hạnh phúc là những thứ thực sự giá trị trong cuộc sống không có bán trong tiệm. Tình yêu, tình bạn, gia đình, sự tôn trọng, 1 vị trí trong cộng đồng, niềm tin cuộc sống của mình có mục đích là những thứ cần thiết để con người đạt được sự tọai nguyện trong cuộc sống. Những thứ đó không thể mua bằng tiền.

Các bạn thân mến!
Nếu vậy chúng ta có cần phải vất vả kiếm tiền hay không nhỉ? Thật là sai lầm nếu cho rằng tiền không đem lại hạnh phúc thì là việc chăm chỉ dể làm gì? Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Muốn hạnh phúc hãy chăm làm”

Làm việc chăm chỉ có lẽ là điều cuối cùng người ta nghĩ tới khi quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ cuối năm, tuy nhiên các chuyên gia nói rằng đây có thể là chìa khóa của hạnh phúc.
Các nhà nghiên cứu của đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã nghiên cứu các dữ liệu được công bố về những điều khiến con người hạnh phúc.
Họ tin rằng quá trình làm việc để đạt được mục tiêu chức không phải chuyện đạt được mục tiêu đó làm con người cảm thấy hài lòng.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng các mối quan hệ tốt rất quan trọng.
Các nhà nghiên cứu tại Anh cũng đồng ý với các đồng nghiệp Thụỵ Điển nhưng nói rằng công việc cũng phải hợp với sức của mỗi người.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Gothenburg đã nghiên cứu hàng trăm cuộc phỏng vấn được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu những yếu tố làm con người hạnh phúc.
Họ nói rằng trúng số hay đạt được mục tiêu chỉ giúp con người thỏa mãn tạm thời.
Trong khi đó, theo nhóm nghiên cứu này, làm việc chăm chỉ để đạt mục tiêu mang lại sự hài lòng nhiều hơn.
Tiến sỹ Bengt Bruelde, Trưởng nhóm nghiên cứu của Khoa Triết học của Đại học Gothenburg nói: ''Điều quan trọng là luôn hoạt động.''
''Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người hoạt động nhiều nhất cảm thấy vui vẻ nhất. Đi nghỉ ở biển nghe có vẻ hấp dẫn nhưng nếu người ta đi nghỉ lâu qúa thì sẽ không còn cảm thấy thích thú nữa.''
Ông Bruelde nói rằng toàn bộ nghiên cứu sẽ được công bố vào mùa hè.
Bà Averil Leimon thuộc Hội Tâm lý Anh nói rằng: ''Làm việc vất vả mang lại sự hài lòng nhưng chỉ khi công việc đó phù hợp với bạn.''
"Công việc phải sử dụng được các thế mạnh của một người nếu không người đó sẽ cảm thấy chán nản.''
Nhưng bà cũng nói thêm: "Các mối quan hệ cũng có ảnh hưởng lớn. Những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình, với bạn bè ở công sở hay với nhà thờ có thể tránh cho người ta cảm thấy chán chường.''

Thay cho lời kết
Danh Ngôn Về Hạnh Phúc
- Muốn hiểu thế nào là Tình Yêu và Hạnh Phúc, phải biết sống cho kẻ khác, nghĩa là phải biết yêu
[Godwin]

- Có hai loại người: Những người có thể sung sướng được mà không sung sướng, và những kẻ tìm hạnh phúc mãi mà không thấy
[Danh ngôn Ả Rập]

- Hạnh phúc sẽ tự mất đi khi nào người ta tự thỏa mãn về nó. Hạnh phúc sẽ chỉ bền vững khi người ta luôn luôn vươn tới và hoàn toàn khát vọng
[K.G. Paustopski]

- Hạnh phúc cũng giống như một chiê'c đồng hồ, loại nào đơn giản nhất là thứ ít hư hỏng nhất
[Chamfort]

- Tiêu diệt được mọi lo âu phiền toái trong tâm hồn, ấy là đã tìm được một nguồn hạnh phúc vĩ đại
[Kinh Udanavarga]

- Nê'u những nỗi đau khổ hủy diệt hạnh phúc thì những thú vui đều làm xáo trộn hạnh phúc
[Levis]

- Những luyến tiếc về tình yêu vẫn còn tạo nên hạnh phúc
[Lermontov]

- Tất cả hạnh phúc của mình có đều do hạnh phúc của mình cho
[Sully Prudhomme]

- Phân phát hạnh phúc là phương cách duy nhất để hưởng thụ hạnh phúc. Người nghĩ đến hạnh phúc là người luôn nghĩ đến con số “hai”
[Lord Byron]

- Muốn nhận hạnh phúc thì trước hết phải chia hạnh phúc
[The Flight Of Freedom]

- Người ta chỉ tạo nên hạnh phúc của mình do việc săn sóc đến hạnh phúc của người khác
[Bernardin De Saint Pierre]

- Hạnh phúc chỉ dành riêng cho những kẻ nào làm cho nhiều người được sung sướng
[Abbé Delille]

- Yêu là vui vì hạnh phúc của người khác, là coi hạnh phúc của người kia như hạnh phúc của chính mình
[G.W. Leibnitz]

- Hạnh phúc không ở thiên đình
Ở ngay bên cạnh người mình đang yêu
[Florian]

- Bí quyê't để sô'ng hạnh phúc là biết chờ đợi hạnh phúc của mình
[H. Riviere]

- Hạnh phúc giống như tiếng vang, chỉ nghe được tiếng trả lời mà không bao giờ thấy đến
[Carmen Sylva]

- Một khoảnh khắc hạnh phúc là một niềm vui bất diệt
[Figuiere]

- Tình yêu và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vệ thì hạnh phúc sẽ thành sự thật, ngược lại nê'u không biết bảo vệ thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có thật
[Pascal]

- Không có hạnh phúc tột đỉnh nào trên cõi đời này mà không bị trĩu nặng bởi những tai họa, cũng không có hạnh phúc nào lên đến tận cùng mà không ngả xuống vì tai ương của nó
[Jerbey Taylor]

- Muốn được hạnh phúc đến mức độ nào, ta phải có đau khổ đến mức độ đó
[Edgar Poe]

- Những ai chưa từng đau khổ thì những kẻ ấy không bao giờ biết tận hưởng được hạnh phúc
[Ugo Foscolo]

- Kẻ nào không chịu đựng được đau khổ trong tình yêu thì không xứng đáng để hưởng hạnh phúc của tình yêu
[V.Ạ Sukhomlinski]

- Không có đau khổ nào hoàn toàn là đau khổ, cũng như không có niềm vui nào hoàn toàn là niềm vui
[Leon Tolstoi]

- Hạnh phúc nào cũng phải đánh đổi bằng ít nhiều đau khổ
[Margaret Oliphant]

- Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ. Sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết dần chết mòn
[Bà De Giradin]

- Kẻ nào càng sung sướng, kẻ đó càng ít để ý đến hạnh phúc của họ
[Alberto Moravia]

- Cái lạc thú của những tình yêu âm thầm là vừa có những nỗi chua xót, vừa có những hạnh phúc êm đềm thắm thiết
[X. ]

- Cái trở ngại to nhất của hạnh phúc là trông chờ một hạnh phúc khác to hơn
[Fontenelle]

Thể loại: Đời sống | Người bổ xung: TranQuangMinh (30-12-2006) | Tác giả: Trần Quang Minh
Số lượt xem: 1659 | Nhận xét: 1 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 1
1 BinBen  
0
Minh ơi, bọn mình lại quay lại những suy ngẫm giống như đã từng nói với nhau trong bài "tầm nhìn 2006"

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz