Bài viết của Hội viên
Các trang chính

Thể loại bài viết
Văn hoá [125]
Thể thao [2]
Đời sống [120]
Pháp luật [4]
Thương mại [11]
Truyện cười [180]

Truy cập

Tìm theo thể loại

Thăm dò ý kiến
Tính năng của Web-site

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 48


» Thể loại  » Thương mại

Các bạn hội viên có thể viết bài tại đây. Để chuyển sang chế độ thêm bài, các bạn hãy bấm vào "Thể loại"

TT Chứng Khoán 5 - SACOMBANK 2

TT Chứng Khoán 5 - SACOMBANK 2
Không ai có thể đoán được một cách trắc chắn sự dao động của thị trường trong tương lai. Những phân tích, dự đoán của các chuyên gia đều chứa đầy những từ „có thể” , „nếu” vv… Cách đây hơn 10 năm, Tại London, một trong những trung tâm tài chính thế giới, người ta có làm thí nghiệm để so sánh tài phỏng đoán tương lai của một đội gồm 20 chuyên gia có tiếng với một … một con khỉ. Họ đã chọn ra 10 cổ phiếu có độ thanh khoản lớn nhất trên TTCK London và đề nghị 20 chuyên gia phân tích tình hình trong 3 tháng tới, và hàng ngày có thể điều chỉnh tuỳ theo những thông tin mới ra, đồng thời biểu quyết bán hay mua từng cổ phiếu. Mặt khác, họ chọn 10 hòn bi có mầu khác nhau, nhưng đánh số tương đương với 10 cổ phiếu đã chọn. Hàng ngày, con khỉ nói trên có nhiệm vụ xếp 10 hòn bi này vào 3 hộp khác nhau, tương đương với lệnh mua, giữ nguyên, hoặc bán. Kết quả sau 3 tháng, giá trị của danh mục các cổ phiếu do con khỉ „điều hành” vượt hơn hẳn so với kết quả dựa trên sự phân tích của 20 chuyên gia.

Năm ngoái, người ta vừa đuổi cổ và đưa ra toà một siêu sao tài chính, mà năm trước đó anh được bình bầu là „chuyên gia bình luận của năm”. Nhưng khi được giao cai quản một quỹ đầu tư lớn, thì sau một năm, anh ta đã thành công trong việc biến 500 triệu USD của quỹ thành vô hình!. Trong khi thiên hạ đang cố gắng chuyển những giá trị vô hình thành những đồng tiền tươi, thì công lao của anh ta đã đưa kết quả ngược lại.

Có ai đó dám khẳng định một điều gì đó sẽ sảy ra trong tương lai một cách trắc chắn không? Trong kinh tế nói chung, và trong TTCK nói riêng, người đó có thể nhân số vốn đầu tư của mình lên hàng chục lần trong một thời gian ngắn. Trên thực tế, nếu chuyên gia bình luận chỉ dựa trên các thông tin đã „thông báo” thì kết quả của sự tiên đoán vào tương lai có khi còn kém hơn là ta tung đồng xu. Trong những thị trường bé như ở VN, những bài viết, mẩu tin, hay bài bình luận, hoặc tin đồn miệng có thể làm chao đảo giá CP. Ở Hungary, tôi được biết có những hội chơi CP mà trong đó có phóng viên, nhà báo, thậm chí cả TBT một tờ báo kinh tế. Những phóng viên đó có nhiệm vụ săn tin và những người trong hội sẽ hành động trước khi đưa tin ra báo chí. Cách viết bài, kiểu bình luận đều hướng dư luận hành động theo chiều có lợi cho họ.

Chưa kể, ở VN mọi người hay đua nhau làm theo phong trào. Ví dụ như thời xưa có phong trào nuôi cá trê phi, nuôi chim cút và nuôi chó cảnh vv… với ước mong làm giầu. Chỉ những người gây ra phong trào, hoặc nhẩy vào giai đoạn đầu mới kiếm được tiền thật sự. Còn những người sinh sau đẻ muộn đều chịu hậu quả hết. Ví dụ như phong trào kinh doanh chó cảnh năm nao. Khi đó tôi về thăm nhà, trong nhà tôi phải có tới 5 con chó đủ các cỡ kêu ăng ẳng suốt ngày. Khi tôi hỏi „làm gì mà nuôi lắm chó như thế?”, ông già tôi cười và bảo „tài sản của mẹ mày đấy, bà ấy phải bỏ mấy nghàn đô để rước mấy con cẩu này về. Bây giờ thì cho không ai lấy vì bạn bè nhà nào cũng ăng ẳng vài con của nợ đó. Nếu là chó ta thì tao còn làm được 7 món hoặc cho lên Nhật tân. Đây lại là chó tây nên thịt chả ai dám ăn”. Khi tìm hiểu, tôi mới thấy, trước đó thì nhà nhà nuôi chó, người người nuôi chó đi đâu cũng bàn về chó. Nào là „ tứ túc mai hoa”, nào là „ mũi Thanh H, trán Đỗ M”. Rồi những câu chuyện ly kỳ về những người nhờ nuôi chó mà xây được mấy cái nhà. Nhưng trong số những người tôi quen biết, không ai xây được nhà mới cả, mà đều nhăn nhó than thở là tiền tiết kiệm mấy năm trời đã đi tong vì mấy con cẩu. Tôi mới hỏi, các bác có biết ai giầu lên vì chó thì chỉ cho tôi biết với. Nhưng họ chỉ lắc đầu và bảo „chúng tao cũng chỉ nghe kể thôi”. Có người nói „lúc kể thì ai cũng nói là người quen xây nhà nhờ chó, nhưng bây giờ hỏi lại thì hoá ra họ cũng nghe qua người quen của người quen đó!!!…”. Còn phong trào đầu tư vào bất động sản thì muôn thủa, lúc trầm lắng, lúc sôi động nhưng không bao giờ tắt.

Trở lại đề tài SACOMBANK của chúng ta, CP của STB không tránh khỏi các làn sóng đã, đang và sắp tràn tới thị trường VN. Các chuyên gia kinh tế ở VN đang viết về làn sóng đầu tư thứ 3 của người nước ngoài sau khi VN vào WTO. Chưa biết làn sóng này bao giờ sẽ tới, nhưng phong trào thứ 3 của người trong nước đầu tư vào CP đang lên điểm đỉnh. Cổ phiếu của các cty Bluechip đã lên gấp 8-10 lần nên nhiều người lao cả vào các cty nhỏ. Tiếp đó là thị trường OTC, các nhà đầu tư hy vọng rằng các CP OTC khi ra TTCK sẽ tăng nên đã đổ tiền vào mua các CP này. Nhưng trớ trêu thay, một số CP OTC đã lên quá cao, vượt cả các Đại gia trên sàn. Nhiều người thắc mắc về sự vô lý này. Theo tôi, có thể giải thích hiện tượng này như sau: những người đầu tư vào cổ phiếu OTC thường dài hơi hơn, họ xác định là chỉ bán khi đã ra TTCK. Những cổ đông lớn (những người nắm giữ số lượng CP lớn) thừa biết rằng, họ không thể đổ ra thị trường OTC một số lượng lớn được, nên họ không những không bán ra mà còn hợp sức nhau làm giá để đẩy giá trị tài sản của họ lên. Tất nhiên là những ma mới muốn nhẩy vào thì phải trả giá cao. Hơn nữa, thị trường này thiếu thông tin, nên mọi người chủ yếu hành động theo tin truyền miệng. Mà những tin này thường qua những người quen, hoặc người quen của người quen.

Hiện tượng này giống như ở Hungary trong thời kỳ quá độ của TTCK hơn 10 năm trước, khi những CP trên TTCK tăng lên nhiều lần thì các nhà đầu tư thực hiện chính sách „hết nạc ta vạc đến xương”. Làm cho CP của các cty nhỏ cũng tăng lên chục lần mà thậm chí người đầu tư không biết những cty đó ở đâu, làm gì, chưa nói đến chuyên lãi lỗ ra sao, không cần quan tâm. Ví dụ như năm 1996, khi một cty sản xuất rèm cửa của Hung bán đấu giá CP, thì mọi người xếp hàng tranh nhau mua, cầu vượt cung đến 10 lần, làm cho giá CP với mệnh giá 200 Ft lên tới 1500 Ft. Sau đó khi ra TTCK giá CP này còn lên tới 2000 Ft. Nhưng tới ngày hôm nay, sau 10 năm giao động trên TTCK, các bạn có biết CP này giá bao nhiêu không? Giá cuối ngày 27-10-2006 là 171 Ft, tức là suống 10 lần so với giá 10 năm trước. Trong khi đó giá CP của ngân hàng lớn nhất Hung lên tới 73 lần mệnh giá (có lúc đã lên trên 90 lần).

Hiện nay các chỉ số của các TTCK lớn trên thế giới đang ở mức cao kỷ lục, và theo dự đoán, thì kinh tế thế giới vẫn giữ mức tăng trưởng trong vòng 2 năm tới. Các nhà đầu tư đã lãi nhiều ở các thị trường phát triển rồi nên họ có thể dành 1 phần lợi nhuận để đầu tư vào các vùng đất mới như thị trường VN. Nhất là sau khi VN ra hội nhập và nhiều cty lớn đươc tư nhân hoá và đưa ra TTCK như Tổng cty dầu khí, Bưu chính viễn thông, Điện lực, VIỆTCOMBANK vv… thì các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào VN. Nhưng các bạn phải biết rằng những quỹ này hoạt động theo các nguyên tắc rất chặt chẽ, không đầu tư bừa bãi. Chỉ tập chung vào những công ty đầu ngành có số lượng CP lớn, có độ thanh khoản cao, có tiềm năng phát triển tốt. Như vậy TTCK VN sẽ được sàng lọc và giá các CP sẽ được điều chỉnh hợp lý hơn.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thuộc làn sóng 3 (thường là các quỹ đầu tư lớn, quỹ bảo hiểm nhân thọ vv…) SACOMBANK phải phát triển mạnh hơn nữa trên quy mô vốn và địa bàn hoạt động. Để thực hiện được mục đích này STB phải mở thêm nhiều chi nhánh nữa, đồng thời thâu tóm các ngân hàng nhỏ hoạt động rời rạc kém hiệu quả. Ít nhất STB phải vượt lên tới vị trí thứ 3 trong hệ thống NHTM VN thì mới đạt được mức „đáng để đầu tư” trong thời gian tới. Vấn đề cốt lõi ở đây là vốn tự có (vốn chủ sở hữu) chứ không phải là vốn điều lệ. STB tự hào là có vốn điều lệ lớn so với các NHTMCP khác ở VN, nhưng vốn tự có chỉ hơn có một chút không đáng kể. Các nhà đầu tư có hiểu biết một chút thường nhìn vào vốn tự có chứ không quan tâm đến vốn điều lệ.

Tôi xin nhấn mạnh là đối với nhà đầu tư, vốn tự có mới là chỉ số đánh giá vì nhiều nơi trên TG người ta cho phép thành lập cty với vốn điều lệ rất thấp. Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận hàng năm được đưa vào dự trữ là một phần của vốn tự có. Ví dụ như ở Mỹ, mệnh giá của CP rất thấp. Thậm chí có những CP mệnh giá bằng 0 mà người ta vẫn mua bán với giá hàng chục đô la. Sở dĩ tôi nhắc lại điều này vì ở VN có sự lầm lẫn lớn. Người ta chỉ nói đến vốn điều lệ chứ ít ai để ý đến vốn tự có. Ngay cả các chuyên gia kinh tế ở VN cũng thường nhận định sai và dám phát biểu trên báo chí là CP ở VN có giá gấp 6-7 lần mệnh giá vẫn còn thấp nhiều so với các nước có thị trường phát triển, nơi mà giá CP thường gấp 20-80 lần mệnh giá. Sự nhầm lẫn này thật nguy hiểm, vì họ đã làm cho dân thường đã thiếu kiến thức lại được nhồi thêm những mô hình méo mó.

Đúng là giá CP của các cty làm ăn tốt thường gấp 20-80 lần mệnh giá. Nhưng những chuyên gia KT VN chỉ mới biết một nửa vấn đề thôi. Ví dụ ở Hung, CP của ngân hàng OTP, ngân hàng lớn nhất Hung, giá hiện nay là 7300 FT gấp 73 lần mệnh giá 100 FT, vì vốn điều lệ của NH này không thay đổi trong thời gian 10 năm qua. Nhưng hàng năm NH chỉ chia ¼ số lợi nhuận thành cổ tức, số còn lại đưa vào tái đầu tư. Trên sổ sách số tiền này nằm trong khoản dự trữ vốn, và bất cứ lúc nào cũng có thể chia cho cổ đông được, khác với vốn điều lệ không được phép chia trừ khi giải tán cty. Hiện nay dự trữ này của OTP lên hơn 20 lần vốn điều lệ. Có nghĩa là, giá trị sổ sách của CP OTP là khoảng 2500 Ft. Vậy thực chất, giá 7300 Ft chỉ gần gấp 3 giá trị sổ sách thôi. Bất cứ lúc nào OTP cũng có thể chia cho cổ đông khoảng 2000 Ft một cổ phiếu. EPS của OTP trong năm 2006 sẽ là 700 Ft và cổ tức sẽ chia là 200 Ft. Nói theo kiểu VN là EPS sẽ là 700% mệnh giá và cổ tức sẽ chia bằng 200% mệnh giá. Liệu có công ty nào ở VN làm được như thế không?

Ở VN mọi người cứ quen lệ là cứ lãi là chia hết. Sau đó nếu cần vốn thì phát hành CP mới bằng mệnh giá. Hoặc lấy dự trữ trên vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành CP thưởng như SACOMBANK đã làm hôm 13-10 vừa rồi. Bằng cách này có thể lừa được một số người ấu trĩ, nhưng không lừa được đông đảo nhà đầu tư. Trong ngày 13-10, ngày sau khi hưởng quyền nhận CP thưởng, giá CP STB rơi 9,15% từ 71000 suống 64500. Cho đến hôm nay 30-10 giá CP của STB chỉ còn 60000. Như vậy những ai mua CP STB hôm 13-10 đều bị mắc lừa vì thiếu kiến thức. Khi Cty phát hành CP thưởng 10 ăn 1, làm cho lượng CP của cty tăng thêm 10% mà không có tiền tươi đổ vào, có nghĩa rằng cty đã tự làm cho giá trị CP đang trôi nổi giảm 10%, cộng thêm chi phí công sức đi phân phát số CP thưởng „bánh phỉnh” này.

Theo tôi HĐQT và Đại hội cổ đông của STB đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi đưa CP ra TTCK trước khi đấu giá CP tăng vốn. Tôi đã đoán ý nghĩ của các cổ đông cũ (ma cũ), là họ thấy giá CP STB trên thị trường OTC trước khi niêm yết ra TTCK tập chung là trên 81000 đ. Tức là trên 8 lần mệnh giá. Thì muốn đưa CP STB ra sàn trước và bán cho các ma mới. Sau đó khi tiến hành tăng vốn, thì sẽ mua lại được giá rẻ hơn giá đã bán. Nhưng phần đông số ma mới không ngu như người ta tưởng, họ biết rằng những đồng tiền họ bỏ ra sẽ chui vào túi các ma cũ chứ STB chả được lợi lộc gì, nên chỉ mua cầm chừng hoặc với giá thấp nên làm cho giá CP STB suống dưới 60000. Lúc đó nếu phát hành CP mới, sẽ phải bán dưới cả giá 60000. Kết quả sẽ không có lợi cho STB, đồng thời không có lợi cho các ma cũ và càng không có lợi cho những ma mới đã phải mua CP giá cao trước đó, nhưng đã trở thành những người chủ mới của ngân hàng. Cuối cùng là Đại hội đồng cổ đông bao gồm cả ma cũ lẫn ma mới đã quyết định hoãn việc đấu giá CP tăng vốn. Vì thế giá CP lên lại 73000, nhưng tai hại cho chiến lược phát triển lâu dài của STB thì không ai quan tâm. Tai hại đó đã thể hiện trong báo cáo quý III của STB. Lợi nhuận đã giảm hơn hẳn so với quý II, vì phải đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Hiển nhiên là nếu một ngân hàng hoạt động tốt thì cần gì lấy thêm tiền của cổ đông. Ngân hàng còn sẵn sàng cho vay hoặc đầu tư vào các dự án khả thi như thuỷ điện của bạn Binben cơ mà. Nguồn vốn huy động rẻ nhất của ngân hàng là từ dân gửi tiết kiệm. Nhưng do những quy định này, nguyên tắc kia (tôi có đề cập trong các bài trước), ngân hàng phải giữ tỷ lệ an toàn vốn. Hoặc muốn tham gia vào các dự án lớn, mở rộng mạng lưới và đầu tư chiến lược lâu dài ngân hàng phải tăng vốn. Nhất là sau khi VN vào WTO, phải cạnh tranh với các NH nước ngoài. Vậy nếu các cổ đông của STB không nghĩ ngắn, ăn xổi thì họ đáng lẽ phải làm như sau:

Trước khi ra TTCK họ phải đưa 300 tỷ đồng CP mới ra đấu giá. Thông qua quảng cáo sẽ thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư sẽ phải tranh nhau làm đội giá lên ít nhất bằng giá thị trường OTC lúc bấy giờ. STB sẽ định một giá thấp hơn giá trần (ví dụ 75000 một CP) và chia cho mỗi nhà đầu tư một ít bằng một phần nhỏ nhu cầu thôi. Quan trọng là phải lôi kéo thêm nhiều nhà đầu tư khác nhau. Như vậy số tiền thu về sau khi trừ chi phí sẽ là 2.200 tỷ đồng tăng vốn chủ sở hữu từ 2.500 tỷ lên 4.700 tỷ, trong khi vốn điều lệ chỉ tăng từ 1900 tỷ lên 2200 tỷ thôi. Điều đó có nghĩa là giá 75000 chỉ hơn 3,5 lần giá trị sổ sách của STB thôi, tức là rất rẻ so với các cty khác của VN. Mặt khác những nhà đầu tư mới sẽ thấy rằng những đồng tiền họ bỏ ra thực sự làm tăng sức mạnh cho STB, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài, hay nói cách khác là làm tăng giá trị CP STB mà họ nhận được. Nhưng vì chỉ nhận được một phần nhỏ so với nhu cầu, nên họ sẵn sàng mua thêm chứ không bán đi khi STB ra sàn. Vậy sau khi ra sàn CP của STB sẽ lên trên 80.000 đ, lúc đó các cổ đông cũ tha hồ bán. Nhưng họ hãy cẩn thận vì giá CP sẽ lên trên 100.000 đ, vì giá đó chưa được 5 lần giá trị sổ sách (rẻ hơn nhiều so với các CP ngân hàng OTC như bạn Binben thông báo). Nếu được như vậy thì ai cũng được lợi. STB lợi vì có được một lượng vốn lớn để hoạt động, và lãi của các quý tới sẽ vượt nhiều lần quý trước. Ma cũ được lợi vì có thể bán CP của mình với giá gấp 9-10 lần chứ không lẹt đẹt như hiện nay. Ma mới càng hưng phấn vì vừa mua đã lên và sẽ còn lên nữa. Giống như thời kỳ sốt đất một anh bạn tôi kể „tao vừa mua ruộng rau muống 1 cây 1 m2 , nhưng tuần sau đã có người trả cây rưỡi 1 m2 nhưng tao không thèm bán”. Mặc dù cho đến hôm nay, ruộng rau muống đó đã trở thành … bãi cỏ hoang, vì không ai trồng rau nữa, nhưng không nằm trong diện mở đường, quy hoạch như tin đồn thời đó.

Các bạn có thể đọc được tin nóng hổi về vụ phát hành cổ phiếu mới trị giá 19,1 tỷ đô la một cách ngoạn mục của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) mấy hôm vừa qua. Sau khi phát hành, ngay hôm đầu tiên ra sàn giá CP này đã lên gần 15%. Nhưng đáng tiếc là các ông bà chủ của STB đã không làm như thế. Họ đã làm cho các nhà đầu tư chán chường vì lỗ vốn, và họ chyển số vốn còn lại sang chỗ khác và sẽ mắc ở đó nên khó có hy vọng gọi họ lại.

(Còn tiếp)

Thể loại: Thương mại | Người bổ xung: MH1 (31-10-2006) | Tác giả: Đinh Quốc Minh
Số lượt xem: 959 | Nhận xét: 2 | Đánh giá: 0.0

Всего комментариев: 2
2 mc3  
0
Cám ơn MH1 rất nhiều bởi những phân tích sắc sảo và những nhận định mang tầm hiểu biết rất rộng.

1 BinBen  
0
Tớ thấy so sбnh của Minh рề cập về dự рoбn rất hay. 20 chuyкn gia tаi chнnh vа 1 con khỉ. Con khỉ lа рại diện cho sự ngẫu nhiкn.
Hiện nay ở VN cбc nhа рầu tэ chэa tin tэởng hoаn toаn vаo cбc bản cфng bố vа bбo cбo tаi chнnh của cбc cфng ty. Nhiều ngэời рang рầu tэ theo quy luật рбm рфng. Những thфng tin “truyền miệng” рэợc coi lа inside information vа chi phối mạnh hаnh vi của cбc nhа рầu tэ. Vн dụ về nhуm phуng viкn tờ bбo kinh tế chхi CP rất bổ нch cho chъng ta trong việc sаng lọc thфng tin.
Cảm хn những kinh nghiệm рi trэớc của Minh nhй.

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
Các bài viết khác
Хостинг от uCoz