Tin tức - sự kiện
Các trang chính

Tin tức - sự kiện
Hội Lưu Học sinh [87]
Tin tức VN [12]
Tin tức CHLB Nga [13]
Đời sống, SK [27]
Văn hoá, thể thao [6]
Khoa học KT [8]
Pháp luật [1]
Sinh nhật [24]
Chia buồn [5]
Tin tức khác [5]

tìm theo thời gian
«  Январь 2006  »
ПнВтСрЧтПтСбВс
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031

Truy cập

Tìm theo từ khoá

Thăm dò ý kiến
Thành lập báo Điện tử

[ Xem kết quả · Các thăm dò khác ]

Tổng số ý kiến: 46


» 2006 » Январь » 2 » Hội không thể hoạt động phi lợi nhuận?
Hội không thể hoạt động phi lợi nhuận?

"Cần phải xác định lại cho rõ: Hội bây giờ là hội làm ăn, hội vì mục đích phát triển của xã hội. Muốn phát triển xã hội thì từng người dân và cả xã hội phải có lợi nhuận" - quan điểm của đại biểu QH Nguyễn Đình Lộc khi góp ý dự thảo Luật về Hội sáng 23/8/2006.

MTTQ Việt Nam không thể "đứng ngoài" Luật

Ngay đầu dự thảo, đã có một số quy định mới được các đại biểu đánh giá là khá “cởi mở”. Đó là quy định cho phép mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập Hội... Tuy nhiên, theo đại biểu Đinh Văn Oanh (Nghệ An), luật cần quy định cụ thể tiêu chuẩn của thành phần Ban vận động thành lập hội theo hướng phải là những công dân mẫu mực, có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của hội…

Trước vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất của dự Luật: MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hay không, Uỷ ban Thường vụ QH nêu 3 phương án để các đại biểu tìm sự đồng thuận: Luật áp dụng chung cho tất cả các đối tượng về Hội; MTTQ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật; và MTTQ cùng các tổ chức chính trị - xã hội "đứng ngoài" Luật.

Đại biểu Hoàng Thiện Cát (Hưng Yên) tán thành phương án 2 với lý do: Chức năng nhiệm vụ của MTTQ rất đặc biệt. Một là chỉ có MTTQ mới là một cơ quan được giao cho nhiệm vụ tổ chức, tập hợp và phát huy đại đoàn kết toàn dân. Hai là chỉ có Mặt trận Tổ quốc là cơ quan được đứng ra tổ chức hiệp thương để bầu các đại biểu dân cử, trong đó có đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp.

"Tới đây tôi cho rằng MTTQ còn được Đảng và Nhà nước quy định những quyền cao hơn nữa, ví như quyền phản biện xã hội, kể cả việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng. Rất có thể, MTTQ cũng là một kênh để thăm dò và giới thiệu cho Đảng những Đảng viên, cán bộ tốt để giới thiệu vào cấp Uỷ. Vì vậy, không nên đặt vấn đề MTTQ điều chỉnh trong luật này, còn các đoàn thể, các hội khác thì được" - đại biểu Cát nói.

Không đồng tình, đại biểu Nguyễn Đình Lộc quả quyết: MTTQ không thể đứng ngoài Luật về Hội và cho rằng, Luật về Hội là luật khung cho tất cả các hội, nếu để Mặt trận đừng ngoài thì trong trường hợp MTTQ muốn vận dụng quy định nào trong luật này thì có được vận dụng không hay là bảo anh ở ngoài cuộc xin mời anh ra?

"Chúng ta cứ băn khoăn nhiều về tính chất của Mặt trận, rồi đưa nó ra, đưa nó vào, mà không thấy được mục đích sắp đến của việc tập hợp lực lượng toàn dân như thế nào thông qua sản xuất, thông qua những hình thức lợi nhuận thì rõ ràng làm chậm chân của Mặt trận.

Cho nên nói đến Mặt trận hiện nay không chỉ nghĩ ban hành một luật cho vài ba năm tới, mà phải tính đến rằng rồi đây khi Nhà nước pháp quyền thực sự ra đời, khi xã hội công dân thực sự ra đời thì khi đó, tính chất của Mặt trận hoàn toàn khác và phải nghĩ ngay đến chuyện tập hợp những lực lượng đó, đừng để một lực lượng nào bên ngoài Mặt trận, đó mới chính là mục đích sâu xa của Mặt trận" - đại biểu Lộc cảnh báo.

"Tôi rất tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Đình Lộc vừa phát biểu, trong tương lai chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền thì gốc của nó một mảng rất quan trọng là xã hội dân sự. Bây giờ có thể chưa hình thành một xã hội dân sự, đương nhiên hiện nay chưa hình thành xã hội dân sự hoàn chỉnh, nhưng tới đây trong xu thế hội nhập và phát triển lên thì còn rất nhiều các tổ chức khác. Vì vậy, không nên để MTTQ đứng ngoài Luật này" - Luật gia Phạm Quốc Anh ủng hộ.

Quản lý Nhà nước về Hội không cần đến vai trò của các Bộ?

"Không nên đưa các Bộ, các ngành vào đây mà chỉ nên quy định: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước trong phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý về hội theo sự phân công của Chính phủ" - đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đề xuất sửa đổi Điều 8 của dự Luật.

Theo đại biểu Thuyết, những trường hợp đặc thù thì do Chính phủ quy định chứ không nên để tất cả các Bộ vào đây, và cuối cùng Bộ nào lại có Hội trực thuộc Bộ ấy, như thế nó quá cồng kềnh.

Đại biểu Hoàng Thiện Cát bày tỏ sự đồng tình: Tôi cho rằng quản lý Nhà nước về hội là Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện, Bộ Nội vụ giúp cho Chính phủ quản lý chung cả nước và những hội có liên quan đến liên ngành. Còn các hội ở địa phương thì giao cho UBND các cấp.
"Bỏ Bộ đi vì bản thân các Bộ cũng rất chung chiêng và đem đến một ấn tượng từ trước đến nay người ta vẫn cho là Bộ chủ quản đối với hội thì không nên" - đại biểu Cát đề nghị.

Lo lắng nếu dự Luật quy định các Bộ có quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong ngành, lĩnh vực của mình có thể khiến các Bộ ... lạm quyền, đại biểu Nguyễn Xuân Hướng (Hà Tĩnh) đề nghị không nên "thiết kế" nội dung đó vào Luật vì còn có các Luật khác điều chỉnh.

"Ví dụ Hội đông y chúng tôi hoạt động, bây giờ có gì sai phạm thì trước hết có Ban kiểm tra của hội, hội viên của hội mà kiện cái gì thì Ban kiểm tra của Trung ương hội phải giải quyết là việc đầu tiên. Việc thứ hai là có các luật khác điều chỉnh, ví dụ anh hành nghề sai thì có Luật dược điều chỉnh, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân điều chỉnh. Nếu người nào hành nghề y dược tư nhân mà vi phạm thì có Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân điều chỉnh. Hay ví dụ khiếu nại, tố cáo thì có Luật khiếu nại, tố cáo điều chỉnh..."

"Tôi nghĩ không nên đặt vấn đề thanh tra, kiểm tra vào đây nữa thêm nặng nề mà chúng tôi nghĩ cũng không phù hợp với tình hình hiện nay" - đại biểu Hướng nói.

Hội không thể hoạt động phi lợi nhuận

Đại biểu Nguyễn Đình Lộc (TP. Hồ Chí Minh) không tán thành quy định tại khoản 1, Điều 1 của dự Luật: Hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
"Xã hội ta bây giờ lợi nhuận là vấn đề trung tâm, vì nhiệm vụ trung tâm hiện nay của chúng ta là xây dựng kinh tế. Cũng vì lợi nhuận mà người ta tham gia vào những tổ chức nhất định" - ông bắt đầu lý giải.

Theo đại biểu Lộc, nếu nói không vì mục đích vụ lợi thì còn có lý, nhưng nói không vì mục đích lợi nhuận thì rõ ràng không phải. Bản thân người nông dân khi cầm cây lúa cắm xuống đất đã phải nghĩ vấn đề lợi nhuận rồi, nó có mang lại lợi ích gì cho mình không?
"Nếu tôi tham gia một hội nào đấy, nếu không vì lợi nhuận tôi không tham gia. Cho nên, không đặt một lợi ích, lợi nhuận rõ ràng thì luật này chưa thể hiện được nhiệm vụ cơ bản của xã hội ta hiện nay. Đặc biệt trong điều kiện xã hội ta còn đang quá độ bước vào cơ chế thị trường, người dân còn rất bỡ ngỡ, nhất là làm ăn với nước ngoài hết sức lúng túng, có bao nhiêu vấn đề thua lỗ thế mà ở đây đơn thuần chúng ta chỉ nói là vì bảo vệ quyền lợi ích..." - đại biểu Lộc chất vấn.
Ông cho rằng, chính bây giờ các hội phải bày vẽ cho người dân làm ăn, thực hiện cho được phương châm là đối với những người đó phải "cầm tay chỉ việc" cho họ.

"Nếu chúng ta nghĩ chỉ bảo vệ chung chung thế thôi thì không được, không chỉ vì mục đích bảo vệ mà còn cả mục đích tăng trưởng, mở rộng lợi ích đó.
Cho nên, cần phải xác định lại cho rõ: Hội bây giờ là hội làm ăn, hội bây giờ là vì mục đích phát triển của xã hội, mà muốn phát triển xã hội thì từng người dân và cả xã hội phải có lợi nhuận" - đại biểu Lộc khẳng định.

Theo VietNamNet

Thể loại: Pháp luật | Số lượt xem: 1334 | Người bổ xung: mc3 | Thời gian:
Всего комментариев: 1
1 tuanda  
0
luat oi la luat!!!!!

Добавлять комментарии могут только зарегистрированные пользователи.
[ Регистрация | Вход ]
 
 
 
Хостинг от uCoz